Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ tăng gấp 3 lần hỏa lực cho tàu ngầm hạt nhân

Hải quân Mỹ đang phát triển module phóng thẳng đứng đặc biệt cho phép tăng số tên lửa trên tàu ngầm lớp Virginia từ 12 lên 40 quả.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hải quân M

Tạp chí National Interest cho biết, hệ thống module phóng thẳng đứng mới có tên gọi là VPM được thiết kế để tăng số lượng tên lửa sẵn sàng phóng cho tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia. VPM sẽ cho phép tăng số lượng ống phóng từ 12 hiện có lên 40 bằng cách bổ sung thêm 28 tên lửa, hơn gấp 3 lần so với hiện tại.

Chuẩn đô đốc Charles Richard, giám đốc Tác chiến dưới nước nói với tờ tin tức quân sự Scout Warrior trong một cuộc phỏng vấn: “Nguyên mẫu VPM đang được thiết kế, chế tạo lắp ráp cuối cùng sẽ tích hợp vào tàu ngầm.”

Duy trì khả năng tấn công dưới nước là một phần rất quan trọng trong chiến lược của Hải quân Mỹ giữa bối cảnh mối đe dọa toàn cầu ngày càng tăng. Các đối thủ tiềm tàng không chỉ tăng tốc độ phát triển vũ khí, công nghệ định vị thủy âm (sonar) mới mà còn có khả năng tấn công tầm xa chính xác.

Thiết kế nguyên khối

VPM gồm 4 ống phóng thẳng đứng đường kính 2,2 m, mỗi ống có thể mang theo 7 tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Việc bổ sung thêm VPM sẽ khiến chiều dài tổng thể của tàu tăng thêm khoảng 25 m.

Module chia thành 3 phần, phía trước là cơ sở hỗ trợ, phần trung tâm với 4 ống phóng cùng một khoang dằn để đảm bảo khả năng lặn và nổi khi chiều dài của tàu tăng lên. Nhà sản xuất sẽ áp dụng các công nghệ mới trong chế tạo để giảm chi phí và rút ngắn thời gian.

Sieu tau ngam lop Virginia cua My anh 1
Cấu tạo và vị trí lắp VPM trên tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia. Đồ họa: USNI News

Nhà sản xuất cho biết, nguyên mẫu VPM đầu tiên sẽ được hoàn thành trong năm 2017. Tàu ngầm lớp Virginia đầu tiên tích hợp VPM sẽ bắt đầu đóng mới từ năm 2019, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2024 hoặc 2025. Công việc ban đầu đang được tiến hành tại cơ sở của tập đoàn General Dynamics Electric Boat ở Quonset Point, bang Rhode Island.

Ken Blomstedt, Phó chủ tịch chương trình Virginia nói: “Quá trình chế tạo VPM đầu tiên sẽ bắt đầu vào tháng 4/2017”. VPM được thiết kế dạng nguyên khối và kết nối vào thân tàu. Bên cạnh việc phóng tên lửa Tomahawk, VPM có thể sử dụng để khởi động các vũ khí mới hay phương tiện không người lái khác.

Ưu điểm của VPM là được thiết kế theo dạng kiến trúc mở cho phép tích hợp các công nghệ và vũ khí mới và dễ dàng nâng cấp về sau. VPM có thể khởi động tên lửa ở nhiều độ sâu khác nhau giúp tăng cường tính bí mật trong các vụ tấn công.

Chìa khóa duy trì sức mạnh

Các nhà hoạch định chiến lược Hải quân Mỹ nhấn mạnh rằng, VPM là rất quan trọng đối với việc duy trì năng lực tấn công dưới nước. Theo kế hoạch đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ ngưng hoạt động 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớp Ohio. 4 tàu này được chuyển đổi vai trò từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược thành tàu ngầm tấn công hạt nhân.

Mỗi tàu ngầm chuyển đổi có thể mang theo tới 154 tên lửa Tomahawk. Nếu 4 tàu này ngưng hoạt động, năng lực tấn công từ dưới nước của Hải quân Mỹ sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Sieu tau ngam lop Virginia cua My anh 2
Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS John Warner với ống phóng đa năng VPT đang mở. Ảnh: Hải quân Mỹ

Các nhà hoạch định hải quân ước tính, nếu không có VPM, Hải quân Mỹ sẽ mất khoảng 60% năng lực tấn công dưới nước khi 4 tàu ngầm lớp Ohio chuyển đổi ngưng hoạt động. Khi VPM bắt đầu được tích hợp vào tàu ngầm lớp Virginia từ năm 2019, sự thiếu hụt năng lực tấn công dưới nước sẽ giảm xuống còn 40% vào năm 2028.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia được chế tạo để thay thế lớp tàu Los Angeles đã hoạt động từ những năm 1980. Virginia sẽ được sản xuất với nhiều lô khác nhau để cập nhật công nghệ và vũ khí mới.

Hiện tại, 10 tàu thuộc lô I và II đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ. Những tàu này được trang bị 12 ống phóng thẳng đứng (VLS) sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Các tàu lô III đang được đóng mới, trong đó tàu đầu tiên USS North Dakota đã được giao trước thời hạn vào tháng 8/2014. Từ lô III thay thế 12 VLS bằng 2 ống VPT có khả năng chứa 6 tên lửa Tomahawk mỗi ống.

Hợp đồng 10 tàu lô IV trị giá 17,6 tỷ USD đã được ký kết, dự kiến đưa vào sử dụng từ năm 2023. Từ lô V trở đi sẽ được tích hợp thêm VPM cùng một số cải tiến về công nghệ động cơ cho phép tàu hoạt động liên tục 96 tháng trước khi cần bảo trì.

Các tàu từ lô V trở đi sẽ có 2 VPT phía trước chứa 12 tên lửa và VPM ở phía giữa thân tàu chứa 28 tên lửa. 4 ống phóng ngư lôi 533 mm vẫn giữ nguyên như thiết kế ban đầu.

Hải quân Mỹ dự kiến sẽ đóng mới khoảng 48 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia. Lớp tàu này sẽ là trụ cột trong năng lực tấn công dưới nước của Hải quân Mỹ đến năm 2060.

Mỹ cần tàu ngầm phi hạt nhân để đối phó Trung Quốc

Một nhà sử học quân sự Đức nhận định, việc thiếu các tàu ngầm phi hạt nhân tạo ra khoảng trống trong năng lực tác chiến của Hải quân Mỹ khi đối phó với Trung Quốc.

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ rẽ sóng, đội băng trên các đại dương

Hải quân Mỹ sở hữu 72 tàu ngầm hạt nhân có khả năng tấn công mặt đất nhờ tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm