Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ mở cửa cho nhãn và vải Việt Nam

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa chính thức cho phép quả vải và nhãn VN xuất khẩu vào thị trường này.

Đây là hai mặt hàng nông sản mới nhất, sau thanh long và chôm chôm, được phía Mỹ cho phép xuất khẩu vào thị trường này.

TS Nguyễn Hữu Đạt, giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Cục Bảo vệ thực vật), cho biết trước khi chính thức xuất khẩu hai loại trái cây này, Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với kiểm dịch viên Mỹ tại Việt Nam xây dựng danh sách mã vùng trồng các loại trái cây này.

Người trồng vải VN có nhiều hi vọng hơn cho đầu ra của trái vải khi Mỹ mở cửa thị trường cho trái cây nàỳ.

Người trồng vải VN có nhiều hi vọng hơn cho đầu ra của trái vải khi Mỹ mở cửa thị trường cho trái cây nàỳ.

Bản thân các nhà máy cũng phải xây dựng xong bản đồ liều lượng. Cũng giống như thanh long và chôm chôm, trái vải và nhãn muốn xuất sang Mỹ trước hết phải được áp dụng VietGap trong sản xuất.

- Từ năm 2008, Việt Nam đã xuất thanh long vào Mỹ và đến năm 2011 là trái chôm chôm, vì sao đến nay phía Mỹ mới chấp nhận cho trái vải và nhãn vào thị trường này, thưa ông?

- Việc xuất hàng nông sản, đặc biệt là trái cây vào thị trường Mỹ, không hề đơn giản. Quá trình đàm phán trải qua nhiều công đoạn như nộp đơn yêu cầu, nộp danh sách dịch hại cho nước nhập khẩu, phân tích nguy cơ dịch hại, đưa ra giải pháp...

Chẳng hạn, để thanh long Việt Nam được xuất vào Mỹ, chúng ta phải trải qua bốn năm đàm phán, từ năm 2004. Thời gian đàm phán cho việc xuất trái chôm chôm vào thị trường này cũng kéo dài nhiều năm và mãi đến năm 2011 mới được chấp nhận.

Tuy nhiên, thời gian đàm phán cho một số loại trái cây đã rút ngắn hơn nhờ có chương trình tiền chứng nhận giữa Việt Nam và Mỹ được thực hiện từ năm 2008, tạo điều kiện cho việc trao đổi diễn ra một cách trực tiếp với các đơn vị đầu ngành. Ngoài ra, phía Việt Nam đã thuần thục hơn quy trình và kỹ thuật đàm phán cũng góp phần rút ngắn thời gian này.

Chẳng hạn, xác định liều lượng chiếu xạ cụ thể cho thanh long phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, nhưng đến chôm chôm chúng ta tự xây dựng được 50% và đang dần được ủy quyền tự thực hiện nhiều hơn.

- Dù đã thâm nhập thị trường Mỹ nhiều năm nay nhưng khối lượng xuất khẩu hằng năm không nhiều, liệu trái nhãn và vải có thành công hơn khi xâm nhập vào thị trường này?

- Trong quá trình xuất khẩu, Nhà nước sẽ hỗ trợ giải quyết các vướng mắc nhưng nhanh hay chậm, thị trường hẹp hay rộng phần lớn phụ thuộc vào doanh nghiệp xuất khẩu. Với trái thanh long, nếu như năm đầu tiên Việt Nam chỉ xuất được 100 tấn thanh long vào Mỹ, đến năm 2012 con số này là hơn 1.200 tấn và vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Do chủ yếu được tiêu thụ trong cộng đồng người châu Á tại Mỹ, nên tôi cho rằng hoạt động xuất khẩu thanh long Việt Nam sang Mỹ thời gian qua đã đạt những thành công nhất định và hi vọng sẽ còn mở rộng hơn nữa bởi dư địa thị trường còn rất lớn.

- Liệu có phương pháp nào thay cho việc chiếu xạ, hiện đang có chi phi tương đối cao? Trái nhãn và vải khi áp dụng phương pháp chiếu xạ có gặp khó khăn gì trong bảo quản hay không?

- Trái cây của hầu hết các nước muốn xuất sang Mỹ đều phải diệt vi khuẩn dịch hại, đặc biệt là ruồi bằng phương pháp chiếu xạ (không ảnh hưởng đến chất lượng của rau quả).

Không chỉ Việt Nam, ngay cả chôm chôm của Thái Lan và Malaysia trước khi xuất sang Mỹ cũng đều áp dụng phương pháp chiếu xạ. Riêng Việt Nam hiện đang sử dụng công nghệ chiếu xạ hiện đại nhất của Mỹ, kết quả chất lượng trái cây chiếu xạ của chúng ta có nhiều ưu thế hơn.

Nếu Mỹ không áp dụng phương pháp chiếu xạ (châu Âu hiện vẫn chưa công nhận) thì việc tìm ra giải pháp xử lý khác để loại bỏ dịch hại còn mệt mỏi và nhiều khó khăn hơn.

Quả nhãn sẽ có nhiều thuận lợi hơn nhờ có thể bảo quản lâu ngày trong nhiệt độ lạnh. Do đó, ngoài đường hàng không thì quả nhãn có thể xuất đường biển với khối lượng lớn và chi phí thấp hơn, nhãn cũng có thể điều khiển để có xuất quanh năm cũng là thuận lợi.

Riêng trái vải trước mắt cũng sẽ áp dụng các phương pháp như áp dụng với chôm chôm xuất khẩu thời gian qua.

Nên tìm hiểu kỹ từng bang

Theo ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch HĐQT công ty xuất khẩu trái cây An Phú A.P.P (TP.HCM), hiện tại bang Florida của Mỹ đã trồng được nhãn quanh năm với chất lượng trái ngọt, cơm dày và giòn hơn của VN, giá thành cũng khá cạnh tranh do không tốn nhiều chi phí.

Do đó, thay vì xuất vào những bang có trồng nhãn tại Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung đưa nhãn qua những bang khác. Trái vải Việt Nam thuận lợi hơn nhờ chất lượng tốt và cũng không nhiều nước xuất khẩu vải qua Mỹ. Tuy nhiên, vỏ trái vải rất mỏng, thời gian sử dụng sẽ bị rút ngắn sau quy trình chiếu xạ, nên cần có những nghiên cứu bảo quản kỹ trước khi xuất khẩu.

 

Vì sao trái cây đặc sản mãi bấp bênh?

Sản xuất theo phong trào, chất lượng chưa đồng bộ, chưa xây dựng được thương hiệu, bỏ ngỏ thị trường nội địa… là những hạn chế cố hữu của nông sản nói chung và trái cây nói riêng.

 

 

 

http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20140910/my-mo-cua-cho-nhan-va-vai-viet-nam/643717.html

Theo Nguyễn Trí/ Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm