Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ đổ bao nhiêu tiền để xoay trục về châu Á?

Theo chiến lược trục xoay, 60% tài sản hải quân Mỹ giờ đây sẽ ở Thái Bình Dương. Ngân sách thường niên của hải quân vào khoảng 150 tỷ USD và 2/3 trong số này (tương đương 100 tỉ USD) dành cho khả năng triển khai.

Mỹ đổ bao nhiêu tiền để xoay trục về châu Á?

Theo chiến lược trục xoay, 60% tài sản hải quân Mỹ giờ đây sẽ ở Thái Bình Dương. Ngân sách thường niên của hải quân vào khoảng 150 tỷ USD và 2/3 trong số này (tương đương 100 tỉ USD) dành cho khả năng triển khai.

Tái cân bằng là cách tổ chức sắp xếp lại các khả năng quân sự của Mỹ trong bối cảnh Lầu Năm Góc bị sức ép cắt giảm chi tiêu. Ngân sách quốc phòng Mỹ vào khoảng 550 tỷ USD/năm (không bao gồm chiến phí). Vậy có bao nhiêu đô la được đổ vào chiến lược tái cân bằng? Bao nhiêu trong số 550 tỷ USD được đổ về khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện tại?

 

Một số "hạng mục" được Mỹ tính chi tiền như: Triển khai luân phiên 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tới Darwin, Australia, để đào tạo và tiến hành các sứ mệnh hiện diện.

Thêm 14 tên lửa phòng thủ tầm xa tại Alaska (nhằm ngăn chặn các mối đe dọa từ Triều Tiên và bảo vệ Hàn Quốc), một hệ thống tên lửa phòng thủ THAAD tại Guam;

Khả năng thêm các tàu ngầm tấn công ở Guam, hay triển khai các tàu tuần duyên thế hệ mới của Hải quân tới Singapore;

Một cách tổng quát hơn, Mỹ sắp xếp khoảng 60% tổng tài sản của lực lượng hải quân tới khu vực thay vì 50% như hiện tại.

Một đơn vị lính thủy đánh bộ với 2.500 quân thường xuyên hiện diện tại Australia có thể đòi hỏi khoảng 500 triệu USD chi phí mỗi năm cho các chi tiêu vào trang thiết bị, đào tạo và duy trì lực lượng. Các chi tiêu vào cơ sở hạ tầng xây dựng tại Australia trong giai đoạn 10 năm có thể ngốn con số ngân sách trung bình mỗi năm lên tới 750 triệu USD.

Các khả năng phòng thủ tên lửa chiếm khoảng 2 tỷ USD chi phí mua sắm một lần - giai đoạn trung bình là 20 năm, tương đương với 100 triệu USD/năm - cộng thêm chi phí hoạt động 200 triệu USD thường niên (gồm lương, duy trì bảo dưỡng...). Cộng lại khoảng 300 triệu USD/năm.

Chi phí trung bình năm của một tàu tuần duyên vào khoảng 50 triệu USD. Nghĩa là sẽ mất 200 triệu USD/năm để triển khai bốn tàu tuần duyên cộng thêm 300 triệu USD chi phí xây dựng cầu cảng một lần ở Singapore. Thêm ba tàu ngầm tấn công tại Guam đòi hỏi chi tiêu trung bình 500 triệu USD/năm. Gộp lại các nơi neo đậu triển khai mới dành cho những tàu Mỹ có thể đạt giá trị 800 triệu USD/năm.

Theo chiến lược trục xoay, 60% tài sản hải quân Mỹ giờ đây sẽ ở Thái Bình Dương. Ngân sách thường niên của hải quân vào khoảng 150 tỷ USD và 2/3 trong số này (tương đương 100 tỉ USD) dành cho khả năng triển khai. Mỹ cần 60% của 100 tỷ USD hiện tại để đổ vào Thái Bình Dương so với 50% của 100 tỷ USD trước đây.

Điểm mấu chốt ở đó là trong số các con số nêu ra ở trên, chiến lược tái cân bằng đòi hỏi Lầu Năm Góc phải gia tăng chi tiêu thêm từ 10 đến 12 tỷ USD trong ngân sách thường niên cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sự thay đổi này hầu như không đáng kể.

Câu hỏi đặt ra là cam kết tiết kiệm 50 tỷ ngân sách mỗi năm của Bộ Quốc phòng Mỹ trong một thập niên tới. Nó cũng có thể làm đảo lộn chi tiêu hiện nay của Lầu Năm Góc với 1/3 dành cho các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương; 1/3 cho Trung Đông và 1/3 cho các mục tiêu chung.

Dĩ nhiên, mọi lực lượng chiến đấu đều có thể triển khai linh hoạt và cơ động. Mỹ vẫn có khả năng chi hơn nửa nghìn tỉ USD cho các khả năng quân sự và tiếp tục hiện đại hóa quân đội.

Theo Vietnamnet

Theo Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm