Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ cảnh báo nguy cơ an ninh nếu Huawei lắp cáp mạng ở Thái Bình Dương

Mỹ gửi cảnh báo đến các đảo quốc Thái Bình Dương về nguy cơ an ninh quốc gia từ đề xuất xây dựng hệ thống cáp mạng dưới đáy biển giá rẻ do công ty Trung Quốc thúc đẩy.

Huawei Marine, công ty vừa được thoái vốn từ tập đoàn Huawei Technologies, đang cạnh tranh cùng các công ty Alcatel Submarine Networks (ASN), thuộc tập đoàn Nokia của Phần Lan, và NEC của Nhật Bản cho một dự án trị giá 72,6 triệu USD tại khu vực các đảo quốc Thái Bình Dương.

Dự án được hỗ trợ bởi Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhằm cải thiện thông tin liên lạc ở các đảo quốc Nauru, Liên bang Micronesia (FMS) và Kiribati, theo Reuters.

Washington đã gửi công điện đến Micronesia vào tháng 7 bày tỏ lo ngại chiến lược về việc công ty Trung Quốc tìm cách tham gia dự án. Họ cho rằng Huawei Marine và các công ty Trung Quốc sẽ yêu cầu các đảo quốc hợp tác với cơ quan tình báo và an ninh tại Bắc Kinh, theo tiết lộ từ 2 nguồn thạo tin.

Trước đó, chính phủ Nauru cũng cảnh báo tương tự đến Micronesia và các tổ chức phát triển quốc tế.

My canh bao nguy co an ninh anh 1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp gỡ lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương vào tháng 9/2019. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.

Chính phủ Micronesia xác nhận đang làm việc với một số đối tác song phương trong dự án cáp mạng dưới lòng biển ở khu vực. Nước này cho biết "một số bên yêu cầu đảm bảo hệ thống cáp không mở ra lỗ hổng an ninh mạng ảnh hưởng đến an ninh khu vực".

Người phát ngôn chính phủ Nauru nói các hồ sơ dự thầu đang được thẩm định, đồng thời những bên liên quan đang giải quyết "các vấn đề kỹ thuật và hành chính" để đảm bảo dự án tiến triển.

Kiribati được cho là bên ủng hộ Huawei Marine nhiều nhất. Đảo quốc này vào năm 2019 đã cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Họ chưa đưa ra bình luận về các cảnh báo từ Mỹ.

Dự án Cáp Đông Micronesia trở thành tâm điểm chính trị khu vực vì các đảo quốc Thái Bình Dương có vị trí then chốt trong mạng lưới liên lạc quốc tế. Dự án thêm phức tạp vì nó có khả năng được nối vào cáp ngầm Hantru-1. Cáp này được chính phủ Mỹ sử dụng và có liên kết với Guam, nơi có căn cứ quân sự Mỹ.

Hồ sơ dự thầu của Huawei Marine đang cam kết chi phí thấp hơn các đối thủ hơn 20%. Nếu chỉ xét theo các điều kiện mà những tổ chức phát triển quốc tế đặt ra, công ty Trung Quốc đang có cơ hội thắng thầu rất cao, theo nhận định của các nguồn tin.

Huawei Marine đang nằm trong danh sách đen "Entity List" của Bộ Thương mại Mỹ. Huawei Marine và nhiều công ty con của Huawei bị hạn chế mua công nghệ và hàng hóa từ Mỹ vì an ninh quốc gia.

Trả lời họp báo ngày 17/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích những cảnh báo từ Mỹ đến nhóm đảo quốc Thái Bình Dương là hành động bôi nhọ công ty của Trung Quốc. Bắc Kinh không bình luận thêm về vai trò của Huawei Marine trong dự án Cáp Đông Micronesia.

Hải quân Mỹ công bố video tập trận trên Biển Đông Các hoạt động tập trận của nhóm tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông xuất hiện trong video mừng quốc khánh do Hải quân Mỹ công bố ngày 4/7.

'Mỹ không đổi cách nhìn về Trung Quốc dù tổng thống là người đảng nào'

Trả lời Zing, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien nhấn mạnh hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng chia sẻ lo ngại về cách hành xử của Bắc Kinh tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Hạm đội mới của Mỹ sẽ là gọng kìm cô lập Trung Quốc

Nếu quyết định thành lập Hạm đội Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trở thành hiện thực, nó có thể tạo ra gọng kìm cô lập tham vọng của Trung Quốc.

'Huawei ngành xây dựng' Trung Quốc bị trừng phạt vì vấn đề Biển Đông

Mỹ giáng đòn nặng vào một số doanh nghiệp Trung Quốc như CCCC, công ty nạo vét chính trong xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm