Muốn con trở thành một đứa trẻ gọn gành, ngăn nắp cha mẹ hãy dạy bé làm việc nhà từ khi còn nhỏ. Ảnh: TTT. |
Bạn đã bao giờ trải qua một ngày như thế này chưa? Một ngày mà dường như mọi thứ đều chống lại bạn hoặc làm bạn tức điên lên! Bạn định uống cà phê sáng và nhận ra là sữa đã bị chua, bạn muốn tắm nước nóng nhưng nước lại lạnh như bǎng, bạn đang cuống cuồng vì vội đi làm còn con bạn thì thong dong tìm đôi giày để đi học một chiếc trong tủ lạnh, chiếc còn lại treo lủng lẳng trên cái cây sau vườn chẳng hạn.
Cuối cùng bạn cũng ra được khỏi nhà rồi đóng sầm cửa lại thì bạn mới nhớ ra chìa khóa xe vẫn để trong nhà. Bạn chỉ còn biết thở dài ngán ngẩm và thậm chí phải chửi thề cho đỡ tức.
Đôi lúc cuộc sống có thể rất khó khǎn và việc phải vật lộn với những thử thách, cǎng thẳng là điều hoàn toàn bình thường. Dù chẳng có ý xấu gì, nhưng cũng sẽ có lúc chúng ta thấy mệt mỏi, chán nản hoặc phản ứng tiêu cực theo cách mà chúng ta không hề mong đợi (hoặc hy vọng) từ bản thân.
Con cái sẽ quan sát những hành vi nóng vội đó, và theo thời gian những điều này sẽ tạo thành khuôn mẫu hoặc ví dụ về cách phản ứng hoặc cách xử lý khi chúng gặp khó khǎn. Là cha mẹ, có lẽ bạn đã ý thức được sự thật này và sẽ thật khó chịu khi bạn nhìn thấy con mình bắt chước một số điều không hay mà chúng đã thấy từ bạn, từ những người khác trong gia đình hoặc từ bạn bè chúng.
Vấn đề là không cha mẹ nào hoàn hảo và điều đó hoàn toàn bình thường! Nhưng đôi khi chúng ta có những phản ứng đi ngược lại với những giá trị đạo đức hoặc lý tưởng chúng ta mong đợi ở con mình.
Các bậc cha mẹ thường nói với tôi rằng họ cảm thấy có lỗi vì họ đã không tử tế, kiên nhẫn hoặc vị tha vào những lúc bản thân họ cǎng thẳng. Tóm lại, họ không thể hiện được lòng tốt mà họ đang cố gắng truyền đạt cho con cái.
Khi điều này xảy ra, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải nhận diện được nó. Thay vì tập trung vào lỗi lầm hoặc những khó khǎn đang gặp phải, ta nên xác định sức mạnh cần thiết để giải quyết những thách thức này và đối mặt trực tiếp với chúng.
Là những người trưởng thành, chúng ta cũng biết rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra như ý muốn, vì vậy thay vì phản ứng trong lúc nóng nảy, hãy làm chủ bản thân và thực hành một số cách phản xạ phù hợp hơn với giá trị đạo đức của bản thân (và cũng là những gì chúng ta mong đợi từ con cái).
Trong suốt cuộc đời của trẻ, thông qua các quy tắc và ranh giới mà bạn đặt ra, trẻ sẽ biết bạn kỳ vọng chúng cư xử như thế nào. Nhưng chủ yếu con bạn sẽ học qua cách bạn đối xử với chúng, với những người khác và với chính mình.
Vì vậy, là cha mẹ, chúng ta đừng áp lực! Tôi vừa nói vui nhưng cũng vừa nghiêm túc. Làm gương là một cách rất quan trọng trong việc truyền đạt những giá trị đạo đức cho con cái, bao gồm cả việc giúp con hiểu về sự tử tế và khơi dậy ở trẻ niềm mong muốn đối tốt với người khác.
Việc cho con tiếp cận sớm, thực hành và có những tấm gương tử tế để noi theo là những nhân tố rất quan trọng để bồi đắp ở trẻ mong ước trở thành người tốt mà không toan tính thiệt hơn. Quá trình này bắt đầu bằng việc con cái sẽ quan sát hành động của bạn và dùng chúng như một khuôn mẫu để tương tác với thế giới xung quanh.
Những biểu hiện vị tha đầu tiên của con sẽ đem lại cảm giác tích cực và khiến con càng muốn được thể hiện lòng tốt nhiều hơn nữa. Cùng với việc trau dồi và được khích lệ, bọn trẻ sẽ dần biết cách nhận định và đáp ứng được nhu cầu của người khác, lâu dần thì làm việc tử tế sẽ trở thành bản nǎng nội tại đáng trân trọng ở trẻ (làm việc tốt chỉ vì muốn làm, chứ không phải lý do nào khác).