Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mùa trúm lươn

Trúm lươn là một trong những "nghề hạ bạc", người dân ở những vùng có ruộng đồng, sông suối, ao hồ... thường làm để có thêm thu nhập cho gia đình.

Đến hẹn lại lên, đầu mùa mưa hàng năm là thời điểm nghề trúm lươn vào "vụ" mới. Năm nay, mưa không đáng kể, có khả năng không có lũ, nhưng mùa trúm lươn ở các vùng quê Quảng Nam cũng xôn xao. Từ khi mặt trời gần gác núi, những người làm nghề trúm lươn mang ống trúm đi đặt, tờ mờ sáng hôm sau đến dỡ trúm mang về, thu "chiến lợi phẩm" là những chú lươn chui vào kiếm ăn rồi bị dính trong trúm.

Mùa đặt trúm lươn diễn ra từ đầu mùa mưa đến cuối tháng chạp hằng năm, trừ những ngày xảy ra lũ lớn. Vào mùa trúm lươn, người làm nghề chuẩn bị ít nhất từ hai chục ống trúm trở lên. Ống trúm làm bằng thân cây tre, dài cỡ hai lóng, một đầu làm miệng trúm, đầu kia để nguyên mắt. 

Bắt lươn giữa các cao ốc ở Hà Nội

Không ngờ, giữa những tòa nhà cao ốc cao chót vót hàng chục tầng ngay tại Thủ đô Hà Nội, người đàn ông ấy vẫn có thể bắt được vài cân lươn mỗi sáng.

Miệng ống có một cái hom được làm từ những nan tre mỏng kết hình nón hướng vào lòng trúm, được cố định với thân trúm bằng một xiên tre hay thanh sắt, đầu kia có khoan lỗ nhỏ để lấy không khí cho lươn "thở" khi đã vào bên trong trúm. Sau khi đặt mồi bằng giun đất băm nhỏ trong hom, người đặt trúm mang ống trúm ra bờ ruộng, bờ sông, kênh mương, ao hồ... để đặt. 

Kỹ thuật đặt trúm cũng đơn giản, thân trúm để theo một góc nghiêng, miệng trúm cố định dưới đáy bùn, còn đầu có phần có lỗ thở cho lươn để nổi khỏi mặt nước. Lươn đi ăn ban đêm, nghe mùi tanh của mồi dẫn dụ, chúng mon men ăn rồi chui tọt vào phía trong hom trúm.

Lặn lội đặt trúm lươn cũng khá vất vả.

Ông Nguyễn Hai, người làm nghề đặt trúm có kinh nghiệm ở xã Đại Cường (H. Đại Lộc, Quảng Nam) cho biết, muốn bắt được nhiều lươn bằng trúm thì phải điều nghiên trước khu vực thả trúm. Những nơi lươn hay làm "mà" (hang trú ngụ) là lớp bùn đất mềm sát bờ cỏ ngập nước, gốc tre, bụi cây mấp mé ao hồ, sông suối. Đặt trúm những khu vực này dễ bắt được lươn lớn, có con gần nửa ký. 

Theo ông Hai, đặt trúm lươn thú nhất là đi dỡ trúm. Sau khi đổ nước ra khỏi ống, thấy hơi nặng tay hơn lúc thường, xóc nhẹ, nghe tiếng "ọc ạch" bên trong trúm là có lươn. Ống trúm có lươn thì để riêng, sau khi dỡ trúm mang về nhà thì tháo hom đổ lươn ra chậu. 

Nhiều người đặt trúm lươn cũng cẩn thận kiểm tra tất cả các ống sau khi dỡ mang về. Có ống khi xóc không nghe ọc ạch nhưng vẫn có lươn, vì có những con lươn to mà lòng ống lại hẹp. Cũng có khi, đổ trúm ra không phải là lươn mà là... rắn. Rắn mò vào trúm tấn công và ăn lươn mắc trong đó. Lươn là món khoái khẩu và không phải là đối thủ của các loại rắn. 

"Trước đây, lươn còn rất nhiều. Mỗi buổi dỡ trúm cũng được cả ký. Đặt trúm lươn vừa cải thiện bữa ăn gia đình, vừa đem ra chợ bán có thêm thu nhập cho gia đình", ông Hai nói.

Xuyên rừng săn lươn ở Tây Ninh

Lươn ngửi thấy mùi cua hay giun đất phân hủy sẽ chui vào ống để “đánh chén”. Mấy chú lươn đâu biết rằng chui vào thì được nhưng chui ra thì khó hơn lên trời.

Những người đặt trúm lươn "gạo cội" như ông Hai giờ ít người còn theo nghề, phần vì tuổi cao, sức khỏe không cho phép để lặn lội bờ bụi lúc nhá nhem mang ống đi đặt hay tờ mờ sáng đi dỡ trúm, nhất là những ngày đông mưa dầm giá buốt. Bây giờ ở quê cũng không còn nhiều người làm trúm lươn, vì lươn trong môi trường tự nhiên giờ không còn nhiều như trước. Nguyên nhân là do nạn khai thác mang tính hủy diệt bằng xung điện. 

Anh Lê Văn Tứ, người vừa bỏ nghề đánh bắt cá bằng xung điện cho biết, lươn là loài da trơn rất nhạy cảm với tác động của xung điện. Phát hiện nơi nào có "mà" lươn, cứ châm thẳng hai xiên kim loại có đấu nối hai cực nguồn điện từ xiệc thì lươn trồi lên ngay, thân mình cứng đơ như đã chết. Tứ bỏ nghề đánh bắt cá bằng xiệc điện phần do địa phương truy bắt, phạt nặng; phần tôm, cá, lươn... giờ cũng đã cạn kiệt.

Đặt trúm lươn vừa là thú vui, vừa giúp gia đình có thêm thu nhập.

Với những đứa trẻ ở quê, nghề trúm lươn cũng là một thú vui, lại có tiền mua áo quần, sách vở để đến trường. Em Nguyễn Công Thành ở thôn Ô Gia Bắc (Đại Cường, Đại Lộc) cùng nhóm 3 bạn cùng trang lứa thường thả trúm lươn khu vực kè Đại Cường cho biết, hàng đêm mỗi em trong nhóm đặt 20 ống trúm, dỡ được 5-10 con lươn. 

Từ đầu mùa đặt trúm lươn đến nay, các em chỉ đặt được lươn nhỏ, con to nhất bằng ngón tay cái người lớn. Sau vài ba hôm dỡ trúm, lươn bắt được bán cho người trong xóm hoặc các em mang đến chợ, các quán trong vùng với giá bán bình quân 120 ngàn đồng/kg. 

Thành cho biết: "Lươn không có nhiều, bọn con rủ nhau đặt trúm vì thấy vui thôi, nhưng từ tháng 10 đến nay con cũng bắt được gần 10kg. Tiền bán lươn con gửi mẹ cất giữ để may bộ đồ mới trong dịp Tết sắp tới". Nhóm của Thành làm ống trúm phi truyền thống, tức dùng ống nước phi 60 chứ không dùng ống tre, mang vác nhẹ mà lại bền, chỉ thay hom miệng ống khi đã mục nát.

Săn cá đổi đời ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ

Không ít người ví nơi thượng nguồn Nậm Nơn thuộc 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn (Nghệ An) giờ giống như “bầu sữa” vô tận đối với đồng bào hai bên sông.

Trúm lươn không xa lạ gì với người dân quê ở Quảng Nam. Đặt trúm bắt được nhiều lươn, có thêm thu nhập gia đình lúc nông nhàn, dành dụm chi tiêu vào thời điểm năm hết Tết đến "gạo tháng giêng, tiền tháng chạp". Nhưng đặt trúm lươn còn cái thú khác, đó là thưởng thức thành quả do mình bắt được. 

Lươn bắt về được các mẹ, các chị chế biến những món ăn dân dã mà bổ dưỡng, như cháo lươn, mì lươn, miến lươn...; món lươn xào xả ớt, lươn nướng nguyên con không tẩm ướp dùng để "đưa cay" với rượu gạo là món khoái khẩu của đàn ông, thanh niên nơi miền quê thôn dã.

Lại một mùa đặt trúm lươn nữa đang về.

http://cadn.com.vn/news/65_125432_mu-a-tru-m-luon.aspx

Theo Thạch Hà/Công an TP. Đà Nẵng

Bạn có thể quan tâm