Chuyên gia Willbold giải thích rằng sau khi ra đời cách nay khoảng 4,5 tỷ năm, trái đất vốn có bề mặt là núi lửa và đá nóng chảy dâng trào. Khoảng vài chục triệu năm sau, hầu hết các chất sắt bị chìm xuyên qua lớp ngoài, được gọi là lớp áp choàng, vào sâu trong lõi trái đất.
Giả thuyết mới nêu khả năng mưa sao băng đem vàng đến trái đất. Ảnh: BBC. |
Giả thuyết nói trên cho rằng sau khi lõi trái đất hình thành, đã có một trận mưa sao băng rớt xuống trái đất. Những thiên thạch này mang theo vàng xuống "lớp áo choàng", khiến vỏ trái đất có chứa vàng.
Ông Willborn nói rằng giả thuyết này phù hợp với mẫu hoạt động thiên thạch mà giới khoa học đã biết, với cao điểm là cơn bão sao băng lớn được gọi là “trận bom cuối cùng” xuống trái đất cách nay 3,8 tỷ năm. Dấu vết còn lại là những hố trên mặt trăng do các thiên thạch từ vành đai hành tinh nhỏ tồn tại giữa trái đất và sao Hỏa rơi xuống để lại.
Giả thuyết này cũng góp phần giải thích nhiều bất thường vốn có khác trong thành phần trái đất và khiến nhiều người suy ra rằng carbon, nitrogen, nước và acid amin – những thành phần thiết yếu cho sự sống – cũng bắt nguồn từ thiên thạch.
Hai năm trước, ông Willbold và các cộng sự tại Đại học Bristol và Đại học Oxford đã khảo sát các hòn đá ở Greenland được cho là thuộc lớp áo choàng của trái đất và thoát khỏi hoạt động thiên thạch trong khoảng 600 triệu năm. Nhóm nghiên cứu không thấy vàng chứa trong các hòn đá 4,4 tỷ năm tuổi này nhưng họ phát hiện tungsten. Tungsten cũng tương tự vàng nhưng tồn tại dưới dạng chất đồng vị khác và điều này cung cấp thêm thông tin cho họ để củng cố luận cứ nói trên.