Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mưa sao băng Eta Aquarid đạt đỉnh từ hôm nay

Bắt đầu xuất hiện từ ngày 20/4, mưa sao băng Eta Aquarid sẽ đạt đỉnh trong vài ngày tính từ hôm 4/5. Người dân trên toàn thế giới đều có cơ hội quan sát nó.

Mưa sao băng Eta Aquarid sẽ đạt đỉnh vào hôm 4 và 5/5 và người dân trên toàn thế giới có thể chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn này bằng cách nhìn về phía chòm sao Aquarius (Bảo Bình).

Những người ở bán cầu nam có thể thấy 30 tới 40 vệt sao băng trên bầu trời mỗi giờ, còn người dân ở bán cầu bắc chỉ thấy 5-10 vệt mỗi giờ, Daily Mail đưa tin.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, 3h đến 5h sáng theo giờ địa phương là khoảng thời gian tốt nhất để quan sát mưa sao băng.

mua sao bang eta aquarids 2016 anh 1

Mỗi lần sao chổi Halley trở lại Thái Dương Hệ, nó để lại những mẩu băng và đá trong quá trình di chuyển

Ảnh: NASA

"Năm nay mưa sao băng Eta Aquarid sẽ đạt đỉnh trong vài giờ vào ban ngày tại Mỹ hôm 5/5. Rất có thể số vệt sao băng vào đêm 4/5 và sáng sớm 5/5 sẽ cao hơn so với đêm 5/5 và sáng sớm 6/5 (theo giờ Mỹ). Người dân có thể thấy sao băng vài ngày trước và sau khoảng thời gian nó đạt đỉnh", NASA thông báo.

Trận mưa sao băng Eta Aquarid năm nay kéo dài từ ngày 20/4 tới ngày 21/5. Ngày 5 tới 7/5 là giai đoạn ánh trăng yếu nhất trong tháng vì mặt trăng vừa bước vào chu kỳ mới (trăng non). Trăng sẽ khuyết và bầu trời đủ tối để con người nhìn rõ sao băng. 

Các vệt mưa sao băng Eta Aquarid thường di chuyển với tốc độ 66 km/giây.

Giới khoa học cho biết, mưa sao băng Eta Aquarid xảy ra khi trái đất di chuyển qua đuôi của sao chổi Halley. Những mảnh vỡ từ đuôi sao chổi Halley xâm nhập vào khí quyển và cọ xát với không khí. Chúng bốc cháy và tạo nên những vệt sáng trên bầu trời.

Sao chổi Halley di chuyển một vòng quanh mặt trời trong 76 năm. Trước đó nó tới gần địa cầu vào năm 1986. Nó sẽ trở lại Thái Dương Hệ lần tiếp theo vào năm 2061.

Khi hàng loạt khối đá không gian di chuyển vào khí quyển, cọ xát với không khí và bốc cháy, mưa sao băng sẽ xuất hiện. Quá trình cọ xát giữa đá trời với không khí sinh ra nhiệt và ánh sáng, tạo thành rất nhiều vệt sáng trên bầu trời. Các đợt mưa sao băng có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nếu một khối đá không gian bốc cháy hoàn toàn trong khí quyển thì đó là sao băng. Nhiều sao băng xuất hiện cùng lúc tạo thành mưa sao băng. Những khối đá lớn hơn, không bốc cháy hết trong khí quyển và lao xuống mặt đất là thiên thạch.

Cảnh mưa sao băng rực rỡ nhất năm

Mưa sao băng Geminids đạt đỉnh vào rạng sáng nay theo giờ Hà Nội tạo nên những cảnh tượng kỳ thú trên bầu trời Australia, Mỹ, Italy, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất.


Quân Vũ

Bạn có thể quan tâm