Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mua bán hàng trên mạng: Rao một đằng, bán một nẻo

Thương mại điện tử là mảnh đất dung dưỡng cho hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đây là thực tế được Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đưa ra tại cuộc họp về phòng chống gian lận thương mại trên trang thương mại điện tử (TMĐT), chiều ngày 23/8.

Ông Trần Tuấn Anh thẳng thắn chỉ ra hành vi buôn bán hàng giả trên mạng diễn ra rất thô, công khai, phổ biến nhưng các cơ quan chức năng không làm được gì.

“Hàng thật gì lại có giá rẻ hơn thị trường 2-5 lần. Thị trường có bao nhiêu sàn TMĐT, bao nhiêu sàn có hàng giả, chúng ta có biết không? Tổng cục quản lý thị trường; Cục quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng; Cục thương mại và kinh tế số... đã ở đâu khi có một loạt phản ánh về tình trạng hàng giả, hàng nhái tại một số sàn TMĐT”, Bộ trưởng truy các lãnh đạo liên quan.

mua hang tren mang anh 1
Những đôi giày giả được rao bán tràn lan trên mạng. Chẳng hạn, để tránh kiểm soát, người bán đăng các sản phẩm với tên N.I.K.E/Ni_KE thay vì NIKE… Ảnh: Văn Nguyện. 

Bộ trưởng cũng nhìn nhận những hiệu quả tích cực do TMĐT mang lại. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu cơ quan chức năng quản lý không tốt, TMĐT sẽ thành mảnh đất dung dưỡng cho hàng giả, lừa đảo, phá hoại sản xuất kinh doanh.

Tổng cục trưởng QLTT Trần Hữu Linh nêu thực tế, hàng giả được bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Thậm chí có sàn còn bán vũ khí, hàng cấm. Việc kiểm tra hàng hóa trên mạng vô cùng khó khăn bởi phần lớn cac sản thương mại chỉ là khâu trung gian giao dịch. Trong khi đó các sàn này quản lý người bán hàng rất lỏng lẻo.

“Nhiều trang mạng quảng cáo hàng Nhật Bản, Hàn Quốc nhưng khi giao hàng lại là hàng Trung Quốc. Rao một đằng, bán một nẻo”, ông Linh nêu.

Do đó, ông Linh kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cần có giải pháp gắn trách nhiệm, ràng buộc với lãnh đạo các sàn TMĐT.

Theo Cục trưởng Cục thương mại điện tử và kinh tế số Đặng Hoàng Hải, các đối tượng bán hàng giả tìm mọi cách để lách các bộ lọc kỹ thuật của sàn TMĐT. Chẳng hạn, để tránh kiểm soát, người bán đăng các sản phẩm với tên N.I.K.E/Ni_KE thay vì NIKE…

Thậm chí, nhiều trường hợp mua tên miền và đặt máy chủ ở nước ngoài, trả tiền thông qua thẻ tín dụng, lập fanpage để chạy quảng cáo. Các đối tượng này cố tình che giấu thông tin, không có địa chỉ, điện thoại hay bất kỳ thông tin liên lạc gì. Khi rao bán, họ đưa hàng thật nhưng khách hàng lại nhận được hàng giả.

Ông Hải cho rằng trình độ kỹ thuật, năng lực nghiệp vụ của cán bộ quản lý thực thi còn yếu, trang thiết bị phục vụ chưa đáp ứng được những thay đổi công nghệ sản xuất, mô hình kinh doanh mới. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn hạn chế.

Về kế hoạch trong thời gian tới, ông Hải đưa ra giải pháp sẽ tăng cường rà soát các website, kiểm tra phân loạt các website, ứng dụng TMĐT các nhóm: Mặt hàng được phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, quần áo, giày dép, túi xách, đồng hồ và các mặt hàng kinh doanh có điều kiện.

Bánh Trung thu giá rẻ tràn ngập Hà Nội Nhiều bánh trung thu được chuyển lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch với giá nhập rẻ bằng 1/3 giá bán.

Vì sao cua hoàng đế, tôm hùm Alaska ồ ạt về Việt Nam với giá rẻ?

Tác động từ thương chiến Mỹ - Trung khiến nhiều mặt hàng Mỹ chuyển hướng vào Việt Nam với giá rẻ. Người tiêu dùng được hưởng lợi, chuyên gia lo lắng cho ngành sản xuất trong nước.

https://plo.vn/kinh-te/mua-ban-hang-tren-mang-rao-mot-dang-ban-mot-neo-853997.html

Trà Phương/Pháp luật TP.HCM

Bạn có thể quan tâm