Quý III đánh dấu nhiều thách thức với ngành ngân hàng do tác động từ Covid-19. Ứng phó với tình hình này, MSB triển khai nhiều biện pháp duy trì hoạt động cũng như hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ở mảng cho vay, ngân hàng tiếp tục hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ít rủi ro, có tiềm năng phát triển sau dịch như y tế, giáo dục, năng lượng tái tạo, xuất nhập khẩu… qua các gói tín dụng ưu đãi. Nhờ đó, tăng trưởng cho vay khách hàng hết quý III đạt hơn 23,5% so với đầu năm, ở mức 97.996 tỷ đồng, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, nợ xấu của ngân hàng đến 30/9 kiểm soát ở mức 1,31%, giảm so với quý 2 (1,6%). Ngân hàng cũng tiến hành giảm lãi suất, cơ cấu thời gian trả nợ cho khách hàng. Đến hết quý III, tổng lãi giảm cho 3.269 khách hàng là 93,5 tỷ đồng trên tổng giá trị nợ 38.130 tỷ đồng.
MSB triển khai nhiều giải pháp duy trì kinh doanh và hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi dịch. |
Ở mảng dịch vụ, nhà băng này thúc đẩy các hoạt động giao dịch trực tuyến trong giai đoạn giãn cách xã hội ở nhiều địa phương. Kết hợp các chương trình ưu đãi, CASA (tiền gửi tiết kiệm) của MSB duy trì ở mức cao trên 29 nghìn tỷ, chiếm 31,07% trên tổng tiền gửi và ký quỹ, tăng hơn 54% so với cùng kỳ, nằm trong top cao trên thị trường. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng cán mốc 40 nghìn tỷ CASA năm 2023.
Kết thúc quý III, hoạt động kinh doanh của MSB ghi nhận sức tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn khó khăn do dịch bệnh. Cụ thể, lũy kế thu nhập thuần hợp nhất 9 tháng đạt hơn 7.669 tỷ đồng, tăng hơn 59% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần (NII) vẫn là động lực chính với trên 4.523 tỷ đồng, tăng hơn 37%. Biên lãi thuần (NIM) đạt 3, 86% nhờ lãi suất đầu vào ở mức thấp. Luỹ kế thu nhập từ hoạt động dịch vụ 3 quý đạt 2.448 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ, đóng góp chính là hoạt động Bancas.
Với kết quả kinh doanh tốt ở hầu hết mảng chính, lũy kế lợi nhuận hợp nhất trước thuế 9 tháng MSB đạt hơn 4.128 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm nay (3.280 tỷ đồng). Chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 32,7%, giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tốc độ tăng doanh thu tốt hơn tăng chi phí hoạt động. Tổng tài sản hợp nhất đến 30/9 đạt hơn 195.500 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với đầu năm, vượt 190.000 đồng kế hoạch của năm.
Chỉ số lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROAA) và tài chính đo lường mức sinh lời (ROAE) của 4 quý gần nhất khả quan, tương ứng 3,14% và 20,83%. Lãi cơ bản mỗi cổ phiếu của 4 quý gần nhất khoảng 3.524 đồng, dựa trên mức giá đóng cửa ngày 29/10 đạt 22.900 đồng/cổ phiếu. Chỉ số PE của ngân hàng gần 6,5 lần, ở mức hấp dẫn trên sàn.
Với kết quả kinh doanh khả quan, MSB đặt mục tiêu vào top 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. |
Song song việc điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả, MSB thực hiện quản trị rủi ro chặt chẽ. Nhờ đó, ngân hàng duy trì các chỉ số rủi ro và hệ số an toàn ở mức thận trọng. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) 9 tháng đầu năm ở mức 11,2%. Vừa qua, ngân hàng hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 15.275 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 30%.
Việc tăng này giúp ngân hàng đảm bảo tỷ lệ an toàn về vốn, quản trị rủi ro, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Basel II, hướng đến Basel III. Đồng thời, ngân hàng có thêm nguồn lực đầu tư vào các dự án chiến lược, mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021-2023.
MSB hướng đến chuyển đổi số toàn diện vào năm 2024, đang triển khai các dự án chiến lược như thay mới Core-banking, xây dựng “nhà máy số” để số hóa hành trình trải nghiệm khách hàng. Nhà băng này cũng đặt mục tiêu vào top 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với quy mô vốn hóa đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2023.
Bình luận