Tại một trạm xăng trên đường Phan Văn Trị (Quận Gò Vấp) đã treo bảng "hết xăng còn dầu" vào sáng 10/3. Theo nhân viên cây xăng, tình trạng này diễn ra từ chiều 9/3. Sau đó, cơ quan quản lý thị trường đã đến và kiểm tra ngay trong đêm và xác nhận kho xăng trống. |
Tại đây chỉ có còn dầu để bán, những khách đến mua xăng đành phải quay về. “Hiện tại nhà cung cấp cũng không có xăng do nguồn hàng nhập về không kịp”, nhân viên cây xăng tại đây cho biết. |
Tương tự, một cây xăng nằm trên đường Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn, TP.HCM) vẫn có nhân viên trực nhưng khi khách hàng tấp vào đều nhận được những cái lắc đầu với lý do hết xăng. |
Người dân đến đây đổ xăng đều được nhân viên xua tay và trả lời chưa biết khi nào mới có xăng trở lại. |
Trong khi đó, đa số các điểm bán xăng khác vẫn hoạt động bình thường. Tại cửa hàng số 1 tại góc đường Hai Bà Trưng và Trần Cao Vân (quận 1) luôn đông đúc người dân đến đổ xăng. |
Tại đây được chia thành nhiều làn, cứ mỗi cây xăng sẽ có làn xe máy và ôtô riêng để tránh ùn tắc. |
Tương tự, một cửa hàng xăng nằm tại ngã tư Phạm Văn Chiêu và Cây Trâm cũng tấp nập khách tới đổ xăng vào chiều 10/3. |
Anh Lê Thanh Tuấn (Gò Vấp) đang trên đường trở về nhà thì ghé đổ xăng. Anh Tuấn cho biết có nghe thông tin xăng sẽ tăng giá trên mức 30.000 đồng /lít, nhưng vẫn quyết định không tích trữ. “Tích trữ xăng rất nguy hiểm, dễ cháy nổ, chạy hết xăng thì mới đổ thôi”, anh Tuấn cho biết. |
Trong bối cảnh xăng tăng giá liên tục, người chịu ảnh hưởng trực tiếp là các tài xế. Một số shipper cho biết xăng có tăng nhưng công việc vẫn phải làm dù thu nhập giảm rất nhiều. “Đành chịu chứ biết làm sao bây giờ, nghỉ chạy là không có gì ăn”, shipper trong ảnh nói. |
Các doanh nghiệp dự kiến giá xăng, dầu ngày 11/3 có thể tăng hơn 3.000 đồng/lít, còn Bộ Công Thương tính toán so với đầu năm mức tăng có thể tới 5.000-8.000 đồng/lít. |