Nhiều tháng qua, ba mặt bằng liên tiếp nhau nằm ngay ngã ba Hai Bà Trưng - Nguyễn Văn Chiêm (quận 1) vẫn đóng cửa. |
Giá thuê được môi giới báo lên đến 1 tỷ đồng/tháng, không thương lượng thêm. Tuy nhiên, chủ nhà chấp nhận phương án “xé lẻ” 3 mặt bằng với giá thuê lần lượt là 15.000 USD, 17.000 USD và 25.000 USD. |
Dù vậy, đến nay mặt bằng đã xuống cấp trầm trọng cả bên trong lẫn bên ngoài, đơn vị nào muốn thuê sẽ phải bỏ thêm một khoản chi phí lớn để cải tạo, nâng cấp. |
Cách đó không xa, mặt bằng 141 Hai Bà Trưng cũng vắng khách thuê hơn một năm qua. Giờ đây, vỉa hè phía trước trở thành điểm bán cà phê lề đường. |
Mặt bằng có vị trí đắc địa góc đường Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng từng được một công ty tài chính thuê trong thời gian ngắn nay cũng chung cảnh ngộ bị trả mặt bằng. Hiện nơi này đang được rao cho thuê với mức giá 500 triệu đồng/tháng trên các sàn giao dịch bất động sản. |
Nằm ngay mặt tiền ngã tư Hai Bà Trưng - Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), mặt bằng rộng 1.000 m2 này từng được một doanh nghiệp chuyên phân phối hàng thời trang cao cấp thuê đã đóng cửa từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có đơn vị nào thuê lại dù đây từng được coi là "mặt bằng vàng". |
Hiện tại, nơi này được tận dụng làm bãi giữ xe máy và mở một quán cà phê nhỏ. Môi giới chào thuê với mức giá 800 triệu đồng/tháng trong thời hạn 2 năm, giảm khoảng 100 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2022. |
Ba mặt bằng nằm liền kề nhau trên tuyến đường này cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Giá thuê tại đây dao động ở mức 200-350 triệu đồng/tháng tùy diện tích và vị trí. Theo ghi nhận của Zing, một trong số ba mặt bằng này hiện được tận dụng làm quán cà phê bình dân. |
Cũng trên tuyến đường này, ba mặt bằng nằm liền kề nhau đoạn đối diện nhà thờ Tân Định cũng đóng cửa nhiều tháng qua. Đây từng là nơi kinh doanh của các thương hiệu lớn trong ngành thời trang, ẩm thực, cửa hàng tiện lợi và mỹ phẩm... |
Hiện các mặt bằng tại khu vực này có giá dao động 150-200 triệu mỗi tháng tùy diện tích sử dụng. |
Cách đó khoảng vài trăm mét, hàng loạt mặt bằng đối diện công viên Lê Văn Tám cũng trong tình trạng tương tự. |
Không khó để bắt gặp những mặt bằng ở vị trí đắc địa vẫn trong tình trạng ế ẩm, xuống cấp gây mất mỹ quan đô thị trên tuyến đường này. |
Một tòa nhà văn phòng gần khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo cũng bị dán chi chít bảng quảng cáo cho thuê. |
Một đoạn đường Hai Bà Trưng chưa đầy 3 km từ cầu Kiệu đến tượng đài Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) nhưng có khoảng 40 mặt bằng bị bỏ trống. Ảnh: Google Maps. |
Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.