Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một con bò biển chết vì nhựa, người dân Thái Lan tìm cách chuộc lỗi

Cái chết của Mariam, con bò biển cái được cả nước Thái Lan quan tâm, đã thúc đẩy những kế hoạch bảo tồn bò biển ở nước này.

Từ lâu, những con bò biển (hay dugong) đã tập trung sống ở vùng biển xung quanh Koh Libong, một hòn đảo ở biển Andaman. Bị hấp dẫn bởi những thảm cỏ biển gần bờ, bò biển thường xuyên được nhìn thấy ở khu vực này và Mariam là một con bò biển đặc biệt trong số chúng.

Mariam là một con bò biển cái sơ sinh được các nhân viên bảo tồn đưa đến khu vực với hy vọng giúp tái hòa nhập với bầy. Mariam liên tục mắc kẹt trên bờ biển Krabi trong khi không có mẹ bên cạnh. Con bò biển đáng thương người dân Thái Lan yêu quý.

Nhưng cuối cùng nó vẫn chết.

dugong,  bo bien,  mariam,  Thai Lan,  bo bien chet anh 1
Bờ biển Koh Libong, Thái Lan, khu vực những con bò biển thường xuyên lui tới. Ảnh: Channel NewsAsia.

Cái chết gây rúng động đất nước

Trong hơn 100 ngày được nuôi dưỡng, Mariam trở nên gắn bó với những nhân viên cứu hộ và người dân địa phương đã chăm sóc nó.

“Nó bú sữa như một đứa trẻ. Tôi chứng kiến Mariam lớn lên. Nó ở với con người và giống như một đứa bé đến sống với chúng tôi”, ông Chaipruek Wirawong, người đứng đầu khu vực cấm săn bắn Koh Libong của Cục Công viên Quốc gia và Bảo tồn Động vật hoang dã (DNP), nói với Channel NewsAsia.

“Chúng tôi nuôi nó và chúng tôi có sự gắn kết với nó. Khi nó ăn, ngủ, chơi, quen với việc ở bên con người, và ngủ trên vòng tay chúng tôi, nó rất dễ thương”, ông Wirawong nói.

dugong,  bo bien,  mariam,  Thai Lan,  bo bien chet anh 2
Cô bò biển lạc mẹ đáng yêu Mariam. Ảnh: AFP.

Sự dễ thương Mariam khiến nó trở thành một hiện tượng quốc gia. Tin tức hàng ngày về sức khỏe của nó được người dân háo hức đón nhận trên khắp Thái Lan. Vì vậy, cái chết của Mariam vào tháng 8/2019 đã để lại ảnh hưởng to lớn đến đất nước Thái Lan.

Khi khám nghiệm tử thi, người ta đã tìm thấy trong dạ dày của Mariam một khối lượng nhựa gây sốc.

“Chúng tôi chưa bao giờ tìm thấy số lượng nhựa lớn trong một con bò biển như trong dạ dày Mariam. Nó đã làm tắc đại tràng của Mariam, khiến việc bài tiết trở nên khó khăn hơn và sau đó gây ra nhiễm trùng”, Patcharaporn Kaewmong, bác sĩ thú y của Viện nghiên cứu & Phát triển Tài nguyên Biển và Bờ biển Phuket, cũng là người tham gia chăm sóc Mariam, nói.

Mariam không phải là chú bò biển đầu tiên chết quanh bờ biển Koh Libong. Năm 2019, 21 con bò biển đã chết ở vùng biển Thái Lan, một con số cao bất thường, chủ yếu quanh các tỉnh Trang và Krabi. Con số này chiếm 10% số lượng bò biển của Thái Lan.

Bò biển là một loài cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng cao. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là tác động của con người đến môi trường sống của chúng.

"Chúng ta cần hành động"

Đầu tháng 10, một con bò biển cái đã chết đuối vì vướng vào lưới đánh cá ở Krabi. DNP ước tính rằng khoảng 80% số bò biển tử vong ở Thái Lan do vướng vào lưới đánh cá.

“Vì là động vật có vú và thở bằng phổi, chúng cần ngoi lên để thở ra sau mỗi 5 đến 10 phút. Nếu bị mắc kẹt vào các thiết bị đánh cá, chúng sẽ bị ngạt và chết đuối”, ông Chaipruek giải thích với Channel NewsAsia.

Vì vậy, hoạt động câu cá bị cấm gần nơi bò biển kiếm ăn và lực lượng tuần tra cũng thường xuyên được cử đi để ngăn hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, các biện pháp này không đủ hiệu quả. Số lượng bò biển chết vì các chất thải trong môi trường, bao gồm phế liệu nhựa, mảnh vụn và nước thải ngày càng tăng.

Sau cái chết của Mariam, dân cư ở Koh Libong đã cố gắng đảm bảo môi trường sống của bò biển có thể được duy trì, ngay cả khi vấn đề không phải do họ gây ra. Hòn đảo này chỉ có dân số vài nghìn người, chủ yếu là người trồng cao su và ngư dân.

dugong,  bo bien,  mariam,  Thai Lan,  bo bien chet anh 3
Xác của Mariam, cô bò biển chiếm được tình cảm của cả đất nước Thái Lan. Ảnh: AFP.

“Chúng tôi và bò biển luôn cùng tồn tại với nhau”, người đứng đầu Koh Libong, ông Abdulrohim Khunraksa nói. Tuy nhiên, chỉ gần đây, người dân địa phương mới lên kế hoạch bảo vệ loài động vật biểu tượng của quê hương họ.

“Mọi người đều chung tay bảo tồn bò biển”, ông Khunraksa nói với Channel NewsAsia. “Khi họ tìm thấy bò biển dạt vào bờ hoặc bị thương, họ sẽ thông báo cho người đứng đầu của cộng đồng để được hỗ trợ”.

“Các sinh viên và thanh niên cũng đã thành lập một nhóm bảo tồn để nghiên cứu cỏ biển. Việc ngăn chặn đổ chất thải xuống biển cũng diễn ra mạnh mẽ hơn”, ông Khunraksa nói thêm.

Cái chết của Mariam đã khiến người dân địa phương chú ý đến nhựa và chất thải nhiều hơn. Ngày toàn đảo dọn dẹp giờ sẽ diễn ra hai lần một năm, thay vì một lần như trước đó.

Anh Suwit Sarasit đã tham gia vào việc chăm sóc Mariam. Trải nghiệm này tác động sâu sắc đến anh.

“Tôi đã thấy rất nhiều con bò biển nhưng phần lớn chúng đã chết. Tôi đánh giá chúng, gửi các xác chết đi và công việc của tôi kết thúc. Tuy nhiên, đối với Mariam, tôi cảm thấy sự gắn kết, giống như nó là con tôi”, anh Sarasit nói.

“Trước đây, tôi không quan tâm đến các mảnh rác trên biển nhưng bây giờ tôi thu dọn nó. Ngay cả khi những người khác không làm, tôi vẫn làm. Chúng ta phải làm điều đó liên tục. Không chỉ vì Mariam mà vẫn còn những con bò biển khác. Chúng ta cần phải làm gì đó”.

"Đừng để điều này xảy ra một lần nữa"

Khi Mariam qua đời, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-ocha đã cầm một bức tượng bò biển trong tay và tuyên bố rằng đó là việc ngăn chặn nhựa thải ra môi trường là nhiệm vụ của mọi người dân Thái Lan.

Đó là một thách thức lớn. Thái Lan là thải nhựa ra biển nhiều thứ năm trên thế giới. Cục Kiểm soát Ô nhiễm Thái Lan năm ngoái cho biết nước này sử dụng 45 tỷ túi nhựa, 6,8 tỷ hộp xốp đựng thực phẩm và 9,8 tỷ cốc nhựa sử dụng một lần mỗi năm.

Chính phủ Thái Lan đã đưa ra lệnh cấm sản xuất ba loại nhựa có hại khác nhau, bao gồm cả hạt vi nhựa. Tuy nhiên, nước này không đưa ra bất kỳ quy định nào về việc cấm sử dụng nhựa chỉ dùng một lần.

dugong,  bo bien,  mariam,  Thai Lan,  bo bien chet anh 4
Lưới đánh cá là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho bò biển. Ảnh: Channel NewsAsia.

“Hãy để việc này dừng lại ở Mariam. Đừng để điều này xảy ra một lần nữa. Mọi người nên cùng thu gom rác. Đừng vứt rác bừa bãi vì mỗi lần xả rác sẽ gây ra hậu quả khác nhau. Hãy tưởng tượng rằng nó có thể giết chết nhiều sinh vật khác mà chúng ta không bao giờ ngờ tới”, Bộ trưởng Môi trường Thái Lan Warawut Silpa-archa đã đăng trên Facebook.

Chính phủ cũng có kế hoạch đưa ra các biện pháp bảo vệ bò biển cụ thể hơn, bao gồm một dự án dài hạn được đặt tên là Kế hoạch hành động Marium nhằm biến Koh Libong thành trung tâm bò biển của ASEAN. Tại đây, người ta sẽ thực hiện các hoạt động tuần tra, điều trị cho động vật bị bệnh và tuyên truyền thông tin.

Bò biển là loài đã được bảo vệ từ năm 1992. Mặc dù chúng khó bị tuyệt chủng, loài động vật này vẫn đang bị đe dọa”, bác sĩ Patcharaporn cho biết. “Hành vi của con người sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của loài bò biển”.

“Cái chết của Mariam cho chúng tôi thấy rằng có một mối đe dọa từ con người đối với bò biển. Điều này đáng lẽ không nên xảy ra”, cô Patcharaporn nói với Channel NewsAsia.

"Đây là bài học cho chúng ta, khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một trong những kẻ hủy diệt thiên nhiên. Bất cứ hoạt động nào của chúng ta cũng sẽ ảnh hưởng đến biển”.

Bài liên quan

Ong Trump doi khac hinh anh

Ông Trump đổi khác

0

Nắm trong tay nhiều quyền lực hơn bao giờ hết, ông Donald Trump muốn hành động ngay lập tức, nhanh chóng tóm lấy thời cơ và tránh những sai lầm trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Như Trần

Bạn có thể quan tâm