Món ngon cổ nghìn năm tuổi hấp dẫn thực khách thời hiện đại
Thứ hai, 11/2/2019 17:03 (GMT+7)
17:03 11/2/2019
Những món ăn từ thời La Mã, Hy Lạp... xa xưa tưởng chừng đã bị thất truyền. Tuy nhiên, công thức của những món ăn cổ được ghi lại và lưu truyền tới tận ngày nay.
Thịt nướng (Hy Lạp): Món thịt nướng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1.700 TCN thời Hy Lạp cổ đại. Theo thời gian, món ăn có nhiều biến thể khác nhau và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thưởng thức món thịt nướng có công thức nguyên bản, hãy đến Hy Lạp hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.
Bánh mật ong (La Mã): Món tráng miệng hấp dẫn này có nguồn gốc từ thời La Mã cổ. Bánh mật ong ra đời trong hoàn cảnh xã hội khan hiếm lương thực. Vì thế, thành phần làm nên món ăn rất đơn giản bao gồm bột mì, trứng và mật ong. Người La Mã hiện đại ở châu Âu ngày nay vẫn thường sử dụng món bánh truyền thống này trong các dịp lễ quan trọng như lễ Giáng sinh, năm mới.
Globuli (La Mã): Globuli thực chất là một biến thể của phô mai chiên, có vị ngọt đặc trưng của mật ong và hạt anh túc. Người La Mã cổ đại rất khoái dùng các loại phô mai, trong đó có globuli. Món ăn dễ làm này thường xuất hiện trong các dịp lễ hội như lễ Lupercalia hay lễ hội Saturnalia.
Bánh tamales (Trung Mỹ): Món bánh trứ danh châu Mỹ có lịch sử lâu đời vẫn được mọi người yêu thích trong thời hiện đại. Bánh tamales xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 8.000-5.000 TCN. Tamales khá đặc biệt, được gói trong vỏ ngô với phần nhân tùy biến. Nhỏ gọn, dễ mang theo, tamales là món ăn nhanh phổ biến ở các nước vùng Trung Mỹ.
Nước hầm xương (Trung Quốc): Với nền văn minh lâu đời, Trung Quốc sở hữu kho tàng ẩm thực đồ sộ với những món ăn ngon nổi tiếng thế giới được lưu truyền qua nhiều thế kỷ. Người Trung Quốc xưa dùng nước hầm xương với củ sâm như thực phẩm bồi bổ sức khỏe, giảm đau khớp và kháng viêm. Có nhiều khảo cổ tại Trung Quộc được khai quật là dụng cụ nấu ăn chứa chất lỏng và những mảnh xương có niên đại hơn 2.000 năm.
Bánh mì dẹt (Ai Cập): Cùng với nền văn minh lâu đời, ẩm thực Ai Cập cổ đại cũng là chủ đề hấp dẫn với nhiều du khách. Ghé thăm đất nước của tượng nhân sư, du khách nên thưởng thức món bánh mì dẹt truyền thống. Bánh mì dẹt được chế biến từ 3 thành phần chính gồm men, nước và bột mì (thường được làm từ lúa mạch, kê hoặc lúa mì). Một số thành phần khác có thể được cho thêm vào bánh là mật ong, trái cây, thịt hoặc trứng.
Bánh savillum (Hy Lạp): Đất nước của những vị thần là nơi đầu tiên khai sinh ra loại bánh bông lan phô mai hiện được ưa chuộng khắp thế giới. Bánh bông lan phô mai ở Hy Lạp có tên là savillum. Theo công thức truyền thống, bánh được làm từ mật ong, bột mì và phô mai mềm, hương vị bánh thường được chiết xuất từ tinh dầu vỏ chanh hoặc cam.
Bánh panis quadratus La Mã: Panis quadratus là một loại bánh mì có nguồn gốc từ thời La Mã cổ, dạng hình tròn, phổ biến trong các bữa ăn của người châu Âu ngày nay. Những chiếc bánh từ thời xưa thường có vết lằn quanh thân bánh, hằn lên bởi loại chảo nướng cổ. Ngày nay, bạn có thể tạo hình chiếc bánh sao cho giống hình dạng nguyên bản bằng cách bện dây quanh tâhn bánh để tạo vết trước khi nướng.
Ngoài các món ăn nhiều đạm, mâm cơm Tết ở Trung Quốc không thể thiếu món rau chống ngấy. Dưới đây là cách người dân nước này làm rau xào 10 món mang may mắn dịp Tết Nguyên đán.
Không cần chảo rán, chỉ với một chiếc túi nylon và vài loại nguyên liệu cơ bản, bạn đã có thể làm món trứng ốp lết kiểu Nhật Bản rất thơm ngon cho bữa sáng.
Ở Singapore, Tết Nguyên đán đồng nghĩa với các buổi họp mặt gia đình bên bàn ăn để thưởng thức những món ngon, mang tính biểu tượng độc đáo vào đầu năm.