Cuốn sách được viết bởi giáo sư Fritjof Capra, về sự tương đồng giữa các lý thuyết Vật lý hiện đại như Thuyết tương đối, Vật lý lượng tử… với các tư tưởng triết học phương Đông như Ấn Độ giáo, đạo Phật, Đạo Đức Kinh của Lão Tử…
Đây là một khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông. Với cuốn sách này, giáo sư vật lý Fritjof Capra cho ta một cái nhìn tổng thể về thành tựu của vật lý học cũng như những tương đồng nổi bật của nó với các triết lý phương Đông.
Đạo của vật lý được chia thành ba phần chính: Con đường của vật lý học, Con đường Đạo học phương Đông, và Các tương đồng, với những kiến thức tổng quan được trình bày bằng những luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
Tác phẩm Đạo của vật lý. |
Đoạn trích dưới đây được trích từ một phần rất thú vị trong sách, đã phản ánh kiến thức sâu rộng của tác giả, và đồng thời đề cập đến câu chuyện về vật lý và chủ nghĩa thần bí của phương Đông. Xưa nay, các nhà khoa học luôn nỗ lực tách mình ra khỏi tôn giáo, cố gắng chứng minh sự tồn tại của vũ trụ bằng một con đường khác biệt sự thần bí.
Tuy nhiên, ở cuốn sách này, tác giả lại đang đưa ra những điểm gặp gỡ giữa hai con đường khác biệt ấy. Và công viêc này cũng chính là mối liên kết giữa hai sở thích và niềm đam mê của ông: Vật lý và thần bí phương Đông.
“Laplace, nhà toán học vĩ đại, tự đặt ra cho mình những công việc đầy tham vọng trong việc tinh chế và hoàn thiện các tính toán của Newton trong một cuốn sách “mang lại một lời giải toàn triệt cho vấn đề cơ học lớn của thái dương hệ và đưa lý thuyết sát gần với mọi quan sát để các phương trình xuất phát từ kinh nghiệm không còn chỗ đứng trong ngành thiên văn”.
Laplace trình bày ấn bản đầu tiên tác phẩm của mình cho Napoleon, nghe nói nhà vua nói như sau: “Thưa ông Laplace, người ta báo với tôi, ông viết cuốn sách quy mô này về hệ thống vũ trụ mà không hề nhắc tới đấng sáng tạo ra nó”. Laplace đã trở lời ngắn gọn: “Tôi không cần đến giả thuyết này”."
Với cuốn sách này, tác giả đã giải thích được những điều mà phần lớn các nhà văn và thậm chí cả các nhà khoa học cũng không giải thích được. Kết nối giữa khoa học phương Tây và chủ nghĩa thần bí phương Đông. Ông còn cung cấp đầy đủ tư duy để gợi lên các khái niệm cho thấy rằng những gì chúng ta cảm thấy tin tưởng không phải là thực tế duy nhất. Đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Nó giúp giải thích rằng các nhà thần bí học khám phá vũ trụ của chúng ta thông qua thiền định. Các nhà vật lý hạt nhân khám phá vũ trụ thông qua thử nghiệm và giả thuyết. Con đường dẫn tới sự thật không khác gì nhiều – nhưng điều kỳ diệu là theo cách riêng của họ, các nhà thần học và các nhà khoa học đang khám phá ra những chân lý tương tự về thế giới của chúng ta.
Khi hai phương pháp tiếp cận này được kết hợp với cái nhìn sâu sắc về lý thuyết hệ thống sống – tức là sự lưu thông không ngừng của vật chất – nó đưa ra một cách hoàn toàn mới để hiểu được thực tế.
Capra tin rằng chìa khóa của một lý thuyết toàn diện về các hệ thống sinh sống nằm trong sự tổng hợp củ hai phương pháp tiếp cận cạnh tranh từ thời bình minh của tư duy khoa học: nghiên cứu về các khuôn mẫu (hoặc mẫu, thứ tự, chất lượng)và nghiên cứu cấu trúc: chất, vật chất, số lượng). Cách tiếp cận cấu trúc cố gắng tìm hiểu thuộc tính tạo thành đối tượng nghiên cứu trong khi phương pháp tiếp cận mẫu tìm hiểu các mối quan hệ giữa các phần cấu thành của nó.
Cuốn sách đề cập đến các mô hình nguyên tử và so sánh chúng với các hệ mặt trời. Mặc dù, chúng ta đã nghe những điều này trong nhiều cuốn sách khác, nhưng ở đây, tác giả đi kèm những ví dụ rõ ràng để chứng minh so sánh của mình. Các thuật ngữ như “vũ điệu của thân Shiva” chắc chắn sẽ làm say đắm bất cứ ai theo đạo Hindu. Tầm quan trọng bình đẳng được trao cho cả ba tổn giáp. Nguyên tắc Yin – Yang của Nhật Bản cũng được giải thích rõ ràng với những trích dẫn của Thiền sư Suzuki.
Giáo sư vật lý Fritjof Capra. |
Đạo của vật lý đã tạo ra một giai đoạn cho một trong trào gọi là làn sóng mới, trong đó tâm trí con người được biến thành một ý thức vũ trụ phổ quát.
Cuốn sách này đã thực hiện chính xác những gì nó hứa hẹn – so sánh sự tương đồng giữa hai triết lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với bất cứ điều gì huyền bí, đừng lo lắng, cuốn sách này có thể được đọc là ba cuốn sách riêng biệt. Bạn có thể đọc nó như một quyển sách lịch sử và triệt học vật lý, một cuốn sách tổng quan thần bí về phương Đông, và một cuốn sách khớp với quan điểm của thế giới. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn lĩnh vực bạn thích thú và tận hưởng việc theo dõi, khám phá nó.
Một cuốn sách không quá kỹ thuật, với những kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát được biểu đạt bằng một hệ thống ngôn từ phổ thông, có thể phù hợp cho mọi đối tượng độc giả tiếp cận. Đối với các nhà vật lý, cuốn sách cũng tạo được những hứng thú nhất định, bởi nó đưa ra rất nhiều những thông tin hữu ích về các nhà vật lý, toán học nổi tiếng trong lịch sử khoa học. Nó có thể trở thành một tài liệu tham khảo tốt.
Đồng thời, nó cũng là một cuốn sách thực sự hữu ích cho những nhà khoa học quan tâm đến tôn giáo, nỗ lực tạo nên một sự gắn kết tương đối giữa hai lĩnh vực tưởng như hoàn toàn khác biệt nhau trong vũ trụ.
Fritjof Capra là giáo sư ngành vật lý tại các đại học và các viện nghiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh. Bên cạnh Đạo của Vật lý (The Tao of Physics), ông còn là tác giả của những cuốn sách bán chạy khác như: The Turning Point (1982), Wisdom Uncommon Wisdom (1988), The Web of Life (1996) và The hidden Connections (2002).