Trong hai ngày 28-29/12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017, họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2017.
Nhìn lại năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu ra 10 kết quả tích cực cũng như 9 tồn tại, hạn chế nổi bật. Trong đó, đáng chú ý, môi trường kinh doanh được cải thiện. Việt Nam xếp thứ 82/190, tăng 9 bậc so với năm 2015.
Tuy nhiên, nếu nhìn tổng thể, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, môi trường kinh doanh có Việt Nam vẫn thua xa Thái Lan, Singapore và Malaysia.
Nếu đem so sánh ở chỉ số khởi sự kinh doanh, Việt Nam xếp thứ 120/190 thì Malaysia xếp thứ 150; còn Thái Lan ghi nhận ở thứ 80/190, hơn hẳn 40 bậc so với Việt Nam.
Ở thứ hạng môi trường kinh doanh, Singapore đứng đầu tiên. Malaysia đứng thứ 20. Thái Lan đứng thứ 40 còn Việt Nam đứng thứ 82.
Về các chỉ tiêu cụ thể, theo tài liệu, thứ hạng về khởi sự kinh doanh của nước ta năm 2016 xếp hạng 120, giảm một bậc so với năm 2015 là 119 và tăng 4 bậc so với năm 2014. Cấp phép xây dựng giảm 12 bậc từ thứ hạng thứ 12 năm 2015 lên 24 năm 2016.
Các chỉ tiêu tụt bậc xếp hạng so với năm 2015 còn có thể kể đến như nộp thuế và bảo hiểm xã hội tụt bậc từ thứ hạng 168 xuống 185; giải quyết quyền phá sản từ 123 tụt xuống 130; đăng ký quyền sở hữu tài sản; tiếp cận tín dụng.
Một số chỉ tiêu được cải thiện như tiếp cận điện năng; bảo vệ cổ động thiểu số; giao dịch thương mại qua biên giới; giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Đồ hoạ: Kiều Linh. |
Chỉ số Chính phủ điện tử năm 2016 đã có bước cải thiện, từ thứ hạng 99 năm 2014 lên 89 năm 2016. Trong đó, chỉ tiêu đóng góp mức cải thiện đáng kể phải ghi nhận dịch vụ công trực tuyến, lên 12 bậc trong vòng 2 năm 2014-2016. Còn lại, hạ tầng viễn thông, chỉ số nguồn nhân lực đều tụt hạng so với năm 2014.
Liên quan đến chỉ số đổi mới sáng tạo, năm 2016 tụt 7 bậc so với năm 2015, từ thứ hạng 52 xuống thứ 59. Tuy nhiên, so với năm 2014, chỉ số đổi mới sáng tạo vẫn cải thiện, tăng 12 bậc.
Thể chế vĩ mô, nguồn nhân lực và nghiên cứu; cơ sở hạ tầng; thị trường vốn và đầu tư kết quả sáng tạo đều ghi nhận mức cải thiện đáng kể.
Tương tự, ở chỉ số khác như thứ hạng môi trường kinh doanh, tiếp cận điện năng, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản hay giải quyết doanh nghiệp phá sản, tranh chấp hợp đồng Việt Nam đều thua xa các nước trên.
Ảnh chụp từ tài liệu. |
Duy chỉ có tiếp cận điện năng, cấp phép xây dựng Việt Nam được đánh giá là cải thiện, tiến bộ hơn so với Thái Lan.
Nghị quyết 19 đã được Chính phủ ban hành liên tục trong ba năm qua với nhiều tiêu chí cụ thể để thể hiện quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, bắt kịp các quốc gia dẫn đầu trong ASEAN.
Tuy nhiên, nhận xét chung của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình và kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 19 cho thấy vẫn còn khoảng cách khá xa giữa mục tiêu của Nghị quyết 19 và kết quả thực thi nghị quyết này.
Trên thực tế, nhiều rào cản gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những quy định về điều kiện kinh doanh, quản lý chuyên ngành vẫn còn.