Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỗi loại sách mang trong mình một kiểu trí khôn

Một câu bất kỳ trong cuốn sách kinh dị có thể cho tôi một suy nghĩ bất ngờ.

Ngày 27/12 tới đây, NXB Knopf (Mỹ) sẽ chính thức phát hành cuốn sách Books for Living của Will Schwalbe. Cuốn sách nói về tầm quan trọng của việc đọc sách và những giá trị mà sách mang lại cho con người. 

Zing.vn lược dịch và trích đăng một phần trong cuốn sách.

Mọi người thường học được tính khôn ngoan hiểu chuyện từ những loại sách viết về những gì diễn ra trong thực tế, thường là các cuốn sách self-help (sách tự hoàn thiện bản thân). Nhưng mỗi loại sách đều mang trong mình một kiểu trí khôn.

Một câu bất kỳ trong cuốn sách kinh dị có thể cho tôi một suy nghĩ bất ngờ. Thực tế, những cuốn tiểu thuyết và những tác phẩm người thật việc thật có thể mang lại những tác dụng mà sách self-help không có. Chúng tạo thêm không gian cho trí tưởng tượng phát triển, từ đó làm tăng khả năng đồng cảm của độc giả.

Tôi cũng tin rằng không có cuốn sách nào tệ đến mức không tìm nổi một thứ đáng học hỏi, cho dù đó là câu chuyện về sự thô tục, hèn hạ, nhàm chán và nhỏ mọn, tàn nhẫn và cố chấp của loài người.

Tôi không phải người cầu kỳ trong chuyện chọn sách. Tôi không nghĩ ra một tá sách rồi bắt đầu tuyển chọn để đọc, tôi sẽ đọc những gì bắt mắt mình.

Moi loai sach mang trong minh mot kieu tri khon anh 1
Tác phẩm Chú chuột Stuart của nhà văn E.B.White.

Hầu hết những cuốn tôi chọn đọc đều không liên quan đến chuyện cải thiện bản thân. Nhất là khi cực vui, tôi chắc chắn sẽ không kiếm cuốn nào khiến mình vui nữa. Nhưng cũng chính vì thói quen đó, tôi đã tình cờ gặp được cuốn sách làm thay đổi đời mình.

Đôi khi, những cuốn sách này càng về sau mới càng tác động nhiều đến tôi. Hồi tôi 5 tuổi, ba mẹ thường đọc cho nghe cuốn Chú chuột Stuart xuất bản lần đầu năm 1945 của tác giả E.B.White, kể về chú chuột nhỏ sinh ra trong một gia đình của loài người.

Tác động đầu tiên là ngay lập tức tôi muốn có một chú chuột làm thú cưng. Sau đó, vì nài nỉ quá nhiều nên tôi được tặng một con chuột thật vào dịp sinh nhật. (Chú chuột này còn cắn tôi khiến tôi giận mà bỏ nhà đi, nhưng sau đó lại sớm quay về).

Bây giờ, khi nhớ lại Chú chuột Stuart, tôi thấy mình chiêm nghiệm được nhiều bài học giá trị. Một trong số đó là gia đình loài người của Stuart không hề mảy may quan tâm đến việc cậu là một chú chuột.

Đó là câu chuyện về sự chấp nhận, hoà nhập. Bạn phải sống là chính mình và không nên liều lĩnh đánh mất gia đình. Mọi đứa trẻ đều có những mâu thuẫn với cha mẹ cho dù không qua khác biệt giống như Stuart.

Mai Anh (dịch)

Bạn có thể quan tâm