Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mổ lấy thai cho sản phụ bị biến chứng do lupus ban đỏ

Ngày 30/4, chị P.T.D.H. (31 tuổi, Tiền Giang) được chỉ định mổ lấy thai khi chưa đủ tháng vì gặp biến chứng do bệnh lupus ban đỏ.

Trong quá trình mang thai, chị H. gặp biến chứng nội tạng do mắc bệnh lupus ban đỏ trong nhiều năm. Ảnh: BVCC.

Cách đây hơn 10 năm, chị H. phát hiện mình bị lupus ban đỏ và điều trị đều đặn bằng corticoid tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Mang thai lần đầu khi bệnh đã ổn định, chị H. được phát hiện nhau thai bám thấp khi thai được 21 tuần tuổi. Khi thai được 25 tuần tuổi, nhau có hiện tượng nhau cài răng lược (hiện tượng nhau thai xâm lấn bất thường, ăn xuyên qua cơ tử cung và các cơ quan lân cận gây biến chứng nghiêm trọng cho mẹ và bé).

Ngày 15/4, chị H. thấy mệt, khó thở và phù chân, tay. Tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chị được thông báo bệnh lupus của mình trở nặng, gây tổn thương thận, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu và phải nằm viện điều trị từ ngày 16 đến 27/4.

Sau khi xuất viện một ngày, chị H. bị sưng vùng âm hộ, được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Từ Dũ vào trưa 28/4. Với tình trạng phù toàn thân, huyết áp cao, tràn dịch đa màng, chị được điều trị hạ áp, ngừa co giật và dùng thuốc theo toa của Bệnh viện Chợ Rẫy.

Đến 22h, chị H. thấy mệt nhiều hơn và khó thở nên được chuyển lên khu hồi sức tích cực theo dõi.

Sáng 30/4, nhận thấy tình hình sản phụ không cải thiện, bệnh viện đã hội chẩn liên chuyên khoa và thống nhất chấm dứt thai kỳ cho chị H.

18h ngày 30/4, sản phụ được chuyển vào phòng mổ với tình trạng rất xấu, nhiều bệnh lý nền. Các bác sĩ đều đánh giá đây là ca phẫu thuật phức tạp nhất nhì Bệnh viện Từ Dũ từ trước đến nay, phải nhờ sự phối hợp và hỗ trợ của nhiều chuyên khoa sâu đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện gai nhau thai dính vào đại tràng, tử cung, gan, mạch máu vùng chậu và vùng chậu. Ê-kíp đã phải nhờ sự trợ giúp từ nhiều chuyên khoa của Bệnh viện Chợ Rẫy để gỡ gai nhau thai ra khỏi nội tạng sản phụ.

Đồng thời, các bác sĩ cũng cắt hoàn toàn tử cung và phần phụ chị H. do bị gai nhau thai dính vào. Cuộc phẫu thuật kéo dài gần 6 giờ. Bệnh nhân mất 5,2 lít máu. Em bé chào đời nặng 1,1 kg.

Hậu phẫu, bệnh nhân vẫn đối diện các nguy cơ chảy máu thứ phát, nhiễm trùng vết mổ, thuyên tắc mạch. Do được truyền rất nhiều máu, bệnh nhân cũng có thể gặp các tình trạng sốt, tổn thương phổi cấp tính, quá tải tuần hoàn, rối loạn đông máu…

May mắn thay, sau mổ 3 ngày, chị H. hồi phục dần, không bị sốt, vết mổ khô, không ra thêm dịch. Giờ đây, chị có thể vận động tại chỗ và bắt đầu tập đi. Ngoài ra, con gái chị tập bú rất tốt và có thể tự thở với oxy qua mũi.

Sữa mẹ là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi sinh con, bà mẹ nào cũng muốn cho con được bú sữa mẹ hoàn toàn. Các bà mẹ cho con bú nên ăn gì để tăng cường dưỡng chất cho sữa mà vẫn tốt cho sức khỏe?

Cuốn sách Ăn gì, khi nào của các tác giả Michael Crupain, Michael Roizen, Ted Spiker khám phá điểm giao thoa giữa “ăn cái gì” và “ăn khi nào”, phân tích tỉ mỉ cách thức những thực phẩm lành mạnh nhất tương tác với cơ thể bạn tùy thuộc vào thời điểm bạn ăn chúng, từ đó đưa ra một kế hoạch chi tiết giúp bạn có phương án ăn uống tối ưu mỗi ngày.

Sản phụ trẻ mắc căn bệnh nguy hiểm

Nhập viện trong tình trạng huyết áp cao, toàn thân bị phù to, sản phụ 22 tuổi mắc căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ để lại biến chứng nặng.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm