Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

MiG-29 có thể bắn MH17 dễ như trở bàn tay

Một chiếc MiG-29 có thể tiếp cận gần MH17 rồi bất ngờ phóng tên lửa và khi phi công có thể nhận ra điều gì đó thì đã quá muộn.

Ảnh
Ảnh chụp vệ tinh cho thấy một máy bay chiến đấu có thể là MiG-29 đang phóng tên lửa về một máy bay hành khách. Không loại trừ khả năng nó là thủ phạm gây nên thảm kịch MH17. Ảnh: Channel 1

Đài truyền hình Nga bất ngờ công bố các hình ảnh vệ tinh chụp một máy bay quân sự đang phóng tên lửa vào một máy bay chở khách. Các hình ảnh trên làm dấy lên nghi án chiếc chiến đấu cơ này chính là thủ phạm gây nên thảm kịch MH17.

Các chuyên gia quân sự Nga cáo buộc chiếc máy bay trong ảnh chính là tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine. Nó đã phóng tên lửa bắn hạ chiếc máy bay chở khách Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia. Bằng chứng này trái ngược so với cáo buộc chiếc MH17 bị bắn hạ bằng tên lửa không đối đất có xuất xứ từ Nga mà chính quyền Ukraine và phương Tây từng đưa ra.

Nếu tiêm kích MiG-29 thực sự là thủ phạm, vậy tính năng của loại chiến đấu cơ này như thế nào? Chiếc MH17 có cơ hội thoát thân nào không khi lọt vào tầm ngắm của nó?

Lộ hình ảnh nghi MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraina

Hình ảnh vệ tinh bị rò rỉ cho thấy một máy bay chiến đấu bắn tên lửa vào máy bay chở khách, nghi là MH17 ở miền đông Ukraina.

Tiêm kích không chiến số 1 của Liên Xô

t
Tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine, nó là một trong những tiêm kích chiếm ưu thế trên không hàng đầu thế giới. Ảnh: Wikipedia

Mikoyan MiG-29 là một tiêm kích thế hệ thứ 4 do phòng thiết kế Mikoyan phát triển cho Không quân Liên Xô vào cuối những năm 1970. Liên Xô phát triển MiG-29 với vai trò chiếm ưu thế trên không song song với chương trình tiêm kích đánh chặn hạng nặng tầm xa Su-27. Hai chương trình phát triển tiêm kích này nhằm đối phó với chương trình F-15 và F-16 của Không quân Mỹ.

MiG-29 có thiết kế khí động học tương tự như Su-27 với một số điểm khác biệt, rìa cánh hai bên buồng lái rộng hơn, cánh đuôi đứng có 2 sống kéo dài gần hết chiều ngang của cánh chính. Mặt trên của rìa cánh có các cửa hút không khí phụ cho động cơ khi hoạt động trên đường băng có nhiều sỏi và bụi.

So với Su-27, MiG-29 không có hệ thống “fly-by-wire”(điều khiển máy bay bằng dây dẫn), phi công điều khiển nó bằng hệ thống thủy lực với một máy lái tự động SAU-45 ba trục. Mặc dù không có “fly-by-wire” song MiG-29 rất nhanh nhẹn. Nó có hiệu suất bay xuất sắc, đặc biệt là những pha rẽ đột ngột trong phạm vi hẹp.

Trong các tình huống không chiến mô phỏng, MiG-29 tỏ ra vượt trội so với F-15 của Không quân Mỹ. Nhà sản xuất trang bị cho MiG-29 2 động cơ phản lực RD-33, động cơ này cung cấp lực đẩy thô 50 kN/chiếc, 83,1 kN/chiếc khi sử dụng buồng đốt hai lần.

Động cơ RD-33 giúp MiG-29 đạt tốc độ tối đa 2.400 km/h ở độ cao lớn. Nhược điểm của động cơ này là ngốn nhiên liệu và xã nhiều khói đen khiến máy bay dễ bị lộ vị trí. Biến thể đời đầu của MiG-29 sử dụng radar xung Doppler N019, radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu tối đa 70 km.

Biến thể nâng cấp về sau sử dụng radar Zhuk-M với phạm vi phát hiện mục tiêu cỡ máy bay chiến đấu đạt 100 km. Ngoài ra, MiG-29 còn có hệ thống tìm kiếm hồng ngoại IRST bố trí phía trước buồng lái về phía bên phải.

Với vai trò chiếm ưu thế trên không, vũ khí chủ lực của MiG-29 là các tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 (AA-11 Archer), tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 Alamo). Nó còn có một pháo GSh-30 30 mm ở gốc cánh bên trái.

Không có cơ hội cho MH17

Không có
Không có bất kỳ cơ hội thoát thân nào cho MH17 nếu nó phải đối mặt với một tên lửa không đối không được phóng ra từ tiêm kích MiG-29. Ảnh: Photobucket

MiG-29 là một tiêm kích hiện đại, được trang bị đầy đủ những tính năng để bắn hạ bất kỳ máy bay nào. Những máy bay chở khách hay phi cơ vận tải là mục tiêu quá dễ dàng đối với tiêm kích MiG-29.

Với các máy bay chiến đấu hay máy bay quân sự, người ta trang bị cho chúng bộ cảm biến cảnh báo radar và cảm biến cảnh báo tên lửa. Bộ cảm biến này sẽ cảnh báo cho phi công khi máy bay lọt vào tầm radar hay tên lửa của đối phương.

Thông tin từ hệ thống cảnh báo sẽ giúp cho phi công đưa ra biện pháp đối phó, như gây nhiễu radar nếu đối phương còn ở xa, cơ động thoát khỏi đường ngắm hay phóng các loại mồi bẫy pháo sáng để đánh lừa tên lửa.

Các máy bay vận tải hành khách, hàng hóa dân sự không được trang bị hệ thống cảm biến nói trên. Phi công lái chiếc MH17 có thể không hay biết máy bay của họ đã lọt vào tầm radar của chiếc MiG-29. Họ không thể nhận biết khi máy bay của mình bị khóa vào tên lửa, ngay cả khi tên lửa được phóng đi họ rất khó để nhận ra điều này.

Ngoài ra, các máy bay hành khách như MH17 không có khả năng cơ động đột ngột để tránh tên lửa như các máy bay chiến đấu. Chiếc MiG-29 có thể tiếp cận gần MH17 rồi bất ngờ phóng tên lửa, khi phi công có thể nhận ra điều gì đó thì đã quá muộn. Không có bất kỳ cơ hội thoát thân nào cho chiếc MH17 khi đối mặt với một chiếc MiG-29. 

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm