Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Medvedev: Việt Nam là bạn thân của Nga

Nga và Việt Nam là những người bạn thân và đối tác chiến lược. Điều này được Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố trong một cuộc họp tại Moscow với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.

Medvedev: Việt Nam là bạn thân của Nga

Nga và Việt Nam là những người bạn thân và đối tác chiến lược. Điều này được Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố trong một cuộc họp tại Moscow với Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.

Theo ông Medvedev, hợp tác song phương bao gồm các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa đang phát triển một cách hài hòa. Đối thoại thường xuyên được duy trì giữa Nga và Việt Nam.

Chủ tịch Trương Tấn Sang cảm ơn nước Nga vì những đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam. “Chúng ta có thể tự hào rằng, thương mại song phương trong năm 2011 vượt quá 3 tỷ USD. Tổng khối lượng các khoản đầu tư của Nga vào kinh tế Việt Nam, không bao gồm lĩnh vực dầu khí, đạt mức 1 tỷ USD”, ông phát biểu.

Chủ tịch Trương Tấn Sang (trái) hội đàm cùng Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.

Sau thời gian suy giảm mạnh vào những năm 1990, quan hệ thương mại Nga - Việt Nam đang phát triển ổn định. Chỉ trong 5 năm qua, kim ngạch thương mại tăng gần 3 lần, vượt quá 3 tỷ USD; dù tỷ lệ của Việt Nam là không đáng kể trong tổng khối lượng thương mại của Nga và ngược lại.

Tuy nhiên, trong phạm vi khu vực thì tình hình lại khác. Đại diện thương mại Nga tại Việt Nam Maksim Golikov nhận định rằng, Việt Nam là đối tác lớn nhất của Nga ở Đông Nam Á và Nga là thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam trên không gian Liên Xô cũ và Đông Âu.

Trong những năm qua, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Nga và Việt Nam thay đổi. Bây giờ trong tổng khối lượng hàng hóa Nga xuất khẩu cho Việt Nam, máy móc thiết bị chiếm gần 70%. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga vẫn là may mặc, giày dép, hải sản và các loại nông sản khác.

Khả năng thành lập khu vực thương mại tự do giữa Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan và Việt Nam, cũng như việc Nga gia nhập WTO tạo điều kiện tiên quyết để củng cố sự hợp tác và gia tăng khối lượng thương mại giữa 2 nước.

Theo tính toán sơ bộ của các chuyên gia Việt Nam, trong 3-4 năm tới, Nga với tư cách thành viên WTO phải giảm thuế nhập khẩu nông sản Việt Nam trong khoảng 30-50%. Các chuyên gia Nga cho rằng, sau khi thành lập khu vực thương mại tự do vào năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam có thể tăng đến 12 tỷ USD.

Hiện năng lượng là cơ sở của sự hợp tác kinh tế giữa Nga và Việt Nam. Xí nghiệp liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro được thành lập vào những năm 80 thế kỷ XX, chiếm hơn 60% tổng sản lượng dầu mỏ khai thác ở Việt Nam. Bốn năm trước đây thành lập xí nghiệp liên doanh Rusvietpetro để khai thác dầu mỏ ở miền Bắc nước Nga, tại khu vực tự trị Nenets. Năm 2011, 2 tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga - TNK BP và “Lukoil” bắt đầu làm việc ở thềm lục địa Việt Nam. Kể từ năm 2008, công ty liên doanh điều hành về khai thác khí đốt Vietgazprom làm việc ở thềm lục địa Việt Nam. Năm 2009, ở Nga thành lập công ty liên doanh Gazpromviet để khai thác mỏ khí ở tỉnh Orenburg, cũng như thực hiện các dự án ở các nước thứ 3.

Hiện có hơn 50 công ty Nga hoạt động thành công trên thị trường Việt Nam, trong đó có các công ty sở hữu các nhãn hiệu nổi tiếng như Gazprom, TNK, Atomstroiexport, Silovye, KAMAZ, UAZ, Trực thăng Nga, Aeroflot và những công ty khác.

Giới doanh nghiệp ở cả 2 nước hy vọng rằng, chuyến thăm Nga của Chủ tịch Việt Nam sẽ cung cấp động lực đáng kể để mở rộng sự hợp tác kinh tế Nga - Việt.

Theo RUVR

Theo RUVR

Bạn có thể quan tâm