Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Mang thực phẩm cho mẹ bị ốm, tôi có vi phạm Chỉ thị 16?

Luật sư cho biết bệnh lý của người thân có thể xác thực thông qua giấy tờ khám chữa bệnh. Đây là căn cứ để bạn trình cơ quan chức năng khi bị kiểm tra.

Mẹ tôi hơn 70 tuổi, có bệnh nền nên không thể tự đi chợ. Việc tôi mang túi thực phẩm gồm nước yến, sắn dây và bắp cải cho mẹ có vi phạm quy định giãn cách đang thực hiện ở TP.HCM? Khi qua chốt kiểm soát, tôi cần giải thích, chứng minh như thế nào với lực lượng chức năng?

Luật sư Lê Quang Vũ - Giám đốc Công ty Luật Công Bình

Từ ngày 23/7, TP.HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16. Chính quyền TP đề nghị người dân chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết để cấp cứu, mua lương thực thực phẩm thiết yếu tại những nơi cung cấp theo quy định.

Nước yến, sắn dây và bắp cải đối với người lớn tuổi, có sức khỏe không tốt là thực phẩm có lợi, vì dễ tiêu hóa, có thể thay thế cho gạo, bún… cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Vì vậy, các thực phẩm trên thuộc nhóm thực phẩm thiết yếu dành cho người lớn tuổi, người có bệnh khó ăn uống như bình thường. Về mặt pháp lý, Công văn số 4481/BCT-TTTN được Bộ Công Thương ban hành ngày 27/7/2021 quy định: Nước yến là thực phẩm từ yến được quy định trong danh mục hàng hóa thiết yếu tại mục XVII bảng phụ lục III. Bột sắn dây là thực phẩm tinh bột được quy định trong danh mục hàng hóa thiết yếu tại mục VI bảng phụ lục IV, còn bắp cải là thực phẩm thuộc nhóm rau, củ, quả tươi được quy định trong danh mục hàng hóa thiết yếu tại mục IV bảng phụ lục III.

Do đó, việc bạn mang bột sắn, bắp cải cho người thân có bệnh là hoạt động cung cấp thực phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, tổ dân phố cách ly với tổ dân phố, khu phố cách ly với khu phố, xã - phường - thị trấn cách ly với xã - phường - thị trấn, quận - huyện cách ly với quận - huyện, bạn nên đặt dịch vụ shipper để đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống dịch cho bản thân và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và người thân của bạn. Hiện nay, dịch vụ shipper được phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu khi đáp ứng các yêu cầu trong Công văn 2491/UBND-ĐT được UBND TP.HCM ban hành ngày 26/7/2021.

Trong công văn 2491 cũng nêu rõ các shipper chỉ được hoạt động trên địa bàn một quận, huyện, TP. Thủ Đức. Trường hợp sống khác quận, huyện, bạn có thể liên hệ đường dây nóng tại địa phương nơi mẹ hoặc người thân của bạn đang sinh sống để được hỗ trợ.

Nếu người thân ở gần, bạn có thể trực tiếp mang hàng hóa cần thiết đến trước 18h. Việc ra ngoài giao hàng cho mẹ bị bệnh là bất đắc dĩ nên sẽ nhận được sự cảm thông của cơ quan chức năng.

Bệnh lý của người thân có thể xác thực thông qua giấy tờ khám bệnh và điều trị. Đó là căn cứ để bạn trình cơ quan chức năng xem xét. Về các bệnh lý bất ngờ chưa có chứng cứ cụ thể, bạn cần giải thích rõ ràng tình trạng bệnh và địa chỉ người thân đang cư trú.

Các trường hợp mang theo thực thẩm thiết yếu nhằm đối phó lực lượng chức năng để đi ra đường có thể bị xem là hành vi không thực hiện bảo vệ cá nhân về phòng chống dịch bệnh và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi trên sẽ bị phạt 1-3 triệu đồng.

Giao hàng về sau 18h, shipper ở TP.HCM bị phạt 2 triệu đồng

Nhận đơn hàng sát thời điểm TP.HCM hạn chế ra đường, nam shipper giao hàng về trễ bị tổ công tác quận Phú Nhuận lập biên bản xử phạt 2 triệu đồng.

Grab và tài xế bị xử lý ra sao khi giao hàng bất chấp lệnh cấm?

Luật sư cho biết Grab và đối tác là các tài xế sẽ bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định giãn cách xã hội. Nếu làm lây lan dịch bệnh, họ có thể bị xử lý hình sự.

Kinh doanh thua lỗ trong mùa dịch, tôi có được xin giảm tiền thuê nhà?

Luật sư cho biết người thuê phải trả đúng số tiền thuê nhà như đã giao kết, bất chấp tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, họ có thể thỏa thuận để tìm ra giải pháp tối ưu cho đôi bên.

Độc giả Thùy An

Bạn có thể quan tâm