Lễ đả ngư diễn ra tại giếng Ngọc trước đình Lệ Mật. Hội được tổ chức vào dịp 23/3 âm lịch hàng năm. Từ sáng sớm đại diện con cháu của 13 trại phía Tây thành Thăng Long xưa đội 13 mâm lễ vật mang từ Kinh đô về đình làng. |
Các trai đinh trong làng có sức khỏe được cử ra làm lễ đả ngư và chuẩn bị quăng lưới. |
Lễ "đả ngư" là một nghi thức tâm linh quan trọng và không thể thiếu được trong lễ hội truyền thống Lệ Mật. Lễ tục này được bắt nguồn từ sự tích chàng trai họ Hoàng đã xả thân đánh Giảo Long, cứu xác công chúa nhà Lý. Đả ngư (tức đánh cá) như một lời ước nguyện tri ân của công chúa đối với vị thành hoàng làng. Trong ảnh, các trai đinh dồn cá về một nơi để đánh bắt . |
Trò múa rắn trong hội . Con rắn (được làm bằng nan tre lợp vải) tượng trưng cho loài thuỷ quái đã bị chàng trai họ Hoàng dùng sức mạnh và ý chí của mình hạ gục. Nhạc múa là dàn bát âm và tiếng trống nhịp đôi kết hợp dồn dập, náo nức. |
Chàng trai họ Hoàng chiến thắng loài thủy quái |
Cá đánh được đều đặt trên chiếc mâm đồng, rước cá vào miếu cạnh giếng để trình công chúa, rồi mới rước cá vào đình để cúng Thần. Khi rước cá vào đình cũng đi theo nghi thức của một đám rước rất trang trọng, uy nghi. |
Múa sinh tiền góp vui trong hội. |
Ngoài ra, hội làng Lệ Mật còn có nhiều hoạt động khác như thi đấu bóng chuyền... |
và biểu diễn võ thuật. |
Ông Hoàng Ngọc Dậu trong vai một vị tướng nhà Lý. |