Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Make in Vietnam' - chiến lược liên quan tương lai, vận mệnh đất nước

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa công bố chiến lược sáng tạo, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam. "Doanh nghiệp Việt Nam là để Make in Vietnam", Bộ trưởng nói.

Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam - Make in Vietnam sáng 9/5, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chính thức công bố chiến lược "Make in Vietnam" - chiến lược mà Bộ trưởng cho rằng liên quan đến tương lai, vận mệnh của Việt Nam.

Make in Vietnam là chiến lược quốc gia

"Đây là lần đầu tiên, chúng ta tổ chức diễn đàn ở tầm quốc gia để tuyên bố một chiến lược quan trọng, liên quan đến tương lai, vận mệnh Việt Nam, đó là chiến lược về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta", Bộ trưởng nói.

Cong bo chien luoc Make in Vietnam anh 1
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng công bố chiến lược "Make in Vietnam". Ảnh: Việt Linh.

"Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và bẫy thu nhập trung bình.", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Make in Vietnam cũng là trách nhiệm của Việt Nam như một quốc gia toàn cầu và công dân toàn cầu. Ngoài việc sử dụng công nghệ của nhân loại thì Việt Nam cũng phải đóng góp cho nhân loại, đóng góp cho sự phát triển công nghệ của nhân loại.

Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam.

Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Theo Bộ trưởng, bất kỳ công ty nào, dù là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, đều liên quan đến công nghệ. Những công ty nào áp dụng công nghệ để thay đổi sản phẩm, thay đổi cách tạo ra sản phẩm, thay đổi mô hình kinh doanh thì chính họ sẽ góp phần định hình lại thế giới.

Bộ trưởng khẳng định phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được coi là ưu tiên số một với mục tiêu có 100.000 doanh nghiệp công nghệ vào năm 2030.

Cũng trong năm 2019, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược chuyển đổi số quốc gia - Digital Vietnam, nhằm hướng tới một nền kinh tế và xã hội số.

Kêu gọi nhân tài toàn cầu về với Việt Nam

"Nói đến công nghệ là nói đến nhân tài để dẫn dắt, sáng tạo và nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao để thực thi. Người Việt Nam chúng ta thông minh, thích nghi nhanh với sự thay đổi, có khả năng may đo sản phẩm theo nhu cầu cá thể", Bộ trưởng cho biết.

"Bên cạnh đó, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng với khoảng một nửa số dân trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi sẽ là cú hích thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, là tiền đề quan trọng trong phát triển doanh nghiệp công nghệ", Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng kêu gọi những người Việt Nam thành công ở nước ngoài: "Đã đến lúc về Việt Nam hoặc hãy kết nối Việt Nam để xây lên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Nhân tài có đặc tính là toàn cầu. Việt Nam chúng ta sẽ tạo ra điều kiện để nhân tài toàn cầu hội tụ về đây".

Bộ trưởng khẳng định Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tạo điều kiện cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận Sandbox: cái gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn. Những "đặc khu công nghệ", "đặc khu đổi mới sáng tạo" có thể được chính phủ xem xét.

Đối với người tài xuất sắc thì điều đầu tiên là được sáng tạo, có thách thức, càng lớn càng lôi cuốn họ. Diễn đàn sẽ lắng nghe những đề xuất để Việt Nam có thể thu hút nhân tài toàn cầu.

Doanh nghiệp lớn, startup đều cần tinh thần khởi nghiệp

Bộ trưởng cũng kêu gọi các doanh nghiệp lớn của Việt Nam có quy mô thị trường, có nguồn lực về tài chính và quản trị, có tinh thần khởi nghiệp đầu tư vào phát triển công nghệ, công nghiệp, hình thành nên các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đóng vai trò đầu tàu. Từ đó kéo theo hàng nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất.

Theo Bộ trưởng, đây không chỉ là lời kêu gọi mà là trách nhiệm đối với đất nước, đối với sự hưng thịnh của đất nước, nhưng cũng là cho tương lai của chính những công ty này.  

Đã đến lúc người tài ở nước ngoài về Việt Nam hoặc kết nối Việt Nam để xây lên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp lớn nhưng Bộ trưởng tin rằng Việt Nam cũng rất cần các khởi nghiệp công nghệ.

"Bước đầu, các bạn có thể sử dụng công nghệ của nhân loại để phát triển các giải pháp, sản phẩm hoặc cung cấp các dịch vụ công nghệ cho các công ty khác, để rồi bước tiếp theo sẽ là phát triển công nghệ", Bộ trưởng phân tích.

"Chính những công ty công nghệ quy mô nhỏ này sẽ tạo lên một cuộc cách mạng toàn dân về phát triển và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam. Chính từ những khởi nghiệp công nghệ này sẽ hình thành lên một số người khổng lồ công nghệ Việt Nam", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng tin rằng Việt Nam cần một quỹ để phát triển công nghệ Việt Nam, sẽ tốt và hiệu quả hơn khi đây là một quỹ của toàn dân Việt Nam, của người Việt Nam trên toàn cầu.

Việt Nam cường thịnh là khát vọng toàn dân và Quỹ phát triển công nghệ Việt Nam là để hiện thực hóa khát vọng đó, bởi vậy nên là một quỹ toàn dân, do toàn dân đóng góp và do chính người dân sẽ giám sát sự vận hành của quỹ. Mô hình vận hành quỹ thì có thể học tập từ một số quốc gia khác đã thành công với quỹ này.

"Chúng ta đang và sẽ sống trong kỷ nguyên số, kéo dài hàng trăm năm. Một đất nước hóa rồng cũng phải nhiều thập kỷ. Sự chuyển đổi lớn nhất là sự chuyển đổi của tất cả mọi người trong xã hội đó", Bộ trưởng kết luận.

Make in Vietnam

Cụm từ “Make in Vietnam” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) lần đầu chia sẻ trong Diễn đàn CNTT-TT Việt Nam - Myanmar với chủ đề “Chuyển đổi số trong Chính phủ” hồi trung tuần tháng 12/2018, khi đề cập đến những sản phẩm, giải pháp công nghệ được các doanh nghiệp ICT Việt Nam giới thiệu, trình diễn với các cơ quan, doanh nghiệp nước bạn Myanmar.

Tiếp đó, “Make in Vietnam” cũng đã được lấy làm chủ đề của Triển lãm về công nghệ, công nghiệp ICT Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của ngành TT&TT hồi giữa tháng 1/2019.

Thủ tướng trải nghiệm các sản phẩm công nghệ cao 'Make in Vietnam'

Tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt 2019 sáng 9/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trải nghiệm nhiều sản phẩm công nghệ cao sản xuất bởi doanh ngiệp Việt.


Apple Watch mat ngoi dau hinh anh

Apple Watch mất ngôi đầu

0

Số liệu mới nhất của IDC cho thấy Huawei đã thay thế Apple trở thành thương hiệu có thiết bị đeo tay hàng đầu thế giới, bất chấp những lệnh cấm từ chính phủ Mỹ.

Thành Duy (ghi)

Bạn có thể quan tâm