Sau 136 năm xây dựng nhà thờ Đức Bà (TP.HCM) vẫn mang dáng dấp uy nghi nhưng thực tế nhiều hạng mục của nhà thờ đã xuống cấp. Hầu hết mái ngói các gian nhà thờ đã hư hại.
|
Nhà thờ Đức Bà tại Quảng trường Công xã Paris (quận 1) là điểm tham quan không thể bỏ qua của nhiều du khách trong và ngoài nước khi đặt chân tới TP.HCM. Đây cũng là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của thành phố.
|
|
Không như những nhà thờ khác nằm riêng biệt có tường bao, ngôi thánh đường dài 93 m, rộng 35 m và cao hơn 60 m này nằm giữa quảng trường, xung quanh ôtô, xe máy đi lại tấp nập. Công trình tôn giáo, di tích lịch sử - văn hóa biểu tượng của Sài Gòn đã có tuổi đời gần 140 năm. |
|
Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch để trần nhưng không bị bám bụi rêu, hiện vẫn còn màu sắc nguyên bản. Thoạt nhìn về ngoài có vẻ kiên cố, nhưng nếu để ý kỹ có thể thấy tuyệt tác kiến trúc này có nhiều hạng mục đang bị xuống cấp.
|
|
Hiện, hầu hết mái ngói các gian nhà thờ đã bị hư hại. Phần bờ nóc các gian phía sau nhà thờ phải gắn những tấm tôn sơn màu nâu để chống nước chảy vào. Trong đó một mái từng bị mục và nhà thờ buộc phải thay tạm bằng mái tôn để tránh nguy hiểm. Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao đã có tờ trình để UBND TP.HCM phê duyệt việc tu sửa cấp thiết mái ngói nhà thờ và một số hạng mục khác.
|
|
Mái ngói nhà thờ được đề nghị sửa chữa dài 91 m, rộng 35 m và cao 57,3 m theo phương án thay thế, bổ sung mái ngói tây, ngói vảy cá, ngói âm dương theo nguyên trạng và xây lại bờ mái bờ nóc, bờ chảy. Nhìn từ phía dưới có thể thấy hai mái ngang hai bên ngôi thánh đường lợp ngói tây hàng nghìn viên bị bể, trôi tạo ra những lỗ lớn, chắp vá bìa nhựa.
|
|
Bốn bờ mái giữa mái ngang và mái dọc trước đây được lợp ngói mới nhưng hiện nay nhiều viên đã bị trôi, lòi ra những khoảng trống lớn của các tấm tôn. Nguồn vốn để sửa chữa nhà thờ do chủ đầu tư là Tòa tổng giám mục Sài Gòn vận động từ nguồn xã hội hóa. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2017 đến 2019.
|
|
Mái gian hậu giáp đường Lê Duẩn bị hư hại nghiêm trọng khi những lớp ngói âm dương lượn sóng rơi, vỡ tạo thành mảng lớn sát góc. Nhà thờ phải chèn các tấm nhôm, nhựa cứng tạm thời chờ sửa chữa đồng bộ. |
|
Nhiều viên ngói vảy cá ở mái thấp hai bên hiên nhà thờ cũng bị tốc nằm rải rác. Một số viên được xếp chồng trên bờ mái. |
|
Phần mái thấp phía sau bị nứt bể thành vạch dài, hai bờ nóc cũng bị nứt toác được che tạm bằng những tấm tôn màu xanh. Theo linh mục Ignaxiô Hồ Văn Xuân. Tổng đại diện Tổng giáo phận Sài Gòn từng thông tin, gần 130.000 viên ngói bị hư hỏng nặng, làm hỏng tiếp các đà thép và khiến tường bị nứt và gạch bị mục. |
|
Nhiều đoạn máng dẫn nước cũng bị hư hại khiến bờ chảy lộ ra những hốc lớn dọc bên ngoài ngôi thánh đường. |
|
Hai chóp mái tháp chuông bằng tôn kẽm đúc giả ngói màu xám trắng đã bị gỉ, phía dưới, nhiều mảnh tôn bị rơi mất. |
|
Một số mái nhỏ của chóp được vá víu tạm nhưng có thể bị gió thôi bay bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho người đi đường và khách tham quan phía dưới. |
|
Các chóp khác lại được gắn tạm bằng tấm tôn mới nên không được ăn nhập về mặt thẩm mỹ. |
|
Bên cạnh các mái ngói, nhiều ô cửa kính quanh thánh đường cũng bị vỡ nhưng chưa được sửa chữa. |
|
Gạch thẻ bị phong hóa, nước thấm khiến rêu mọc, sứt mẻ nhiều chỗ. Dọc bờ tường gạch hai bên bị những người thiếu ý thức tô vẽ, ký tên dày đặc. |
|
Các lớp mái ngói phía sau bị rêu bám biến thành màu đen, cây dại mọc chen vào khe hở các lớp gạch, bờ chảy. |
|
Nhiều cây lớn mọc xanh tốt phía trên bờ nóc, mái nhà thờ. Nhiều mảng tường đang mất dần màu nguyên thủy khi bị nước bẩn từ trên máng rỉ xuống bám vào. |
Đầu tháng 12, Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM trình UBND TP về việc phê duyệt dự án tu sửa mái ngói nhà thờ Đức Bà.
Mái ngói công trình biểu tượng của Sài Gòn nhiều năm qua dài 91 m, rộng 35 m, cao 57,3 m. Phương án ban đầu đưa ra sẽ thay thế, bổ sung mái ngói tây, ngói vảy cá, ngói âm dương theo nguyên trạng và xây lại bờ mái bờ nóc, bờ chảy.
Nguồn vốn để sửa chữa do chủ đầu tư là Tòa tổng giám mục Sài Gòn vận động từ nguồn xã hội hóa. Thời gian thực hiện dự án dự kiến từ năm 2017 đến 2019.
Trước đó, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã có văn bản chấp thuận phương án rào chắn phục vụ cho việc thi công sửa chữa nhà thờ này.