![]() |
Ông Mã Anh Cửu và Chủ tịch Tập Cận Bình trước cuộc gặp lịch sử tại Singapore hôm 7/11. Ảnh: AFP |
Theo AFP, trong cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan hôm 7/11, ông Mã Anh Cửu thông báo đại lục đã triển khai hơn 1.500 vị trí dành cho những tên lửa nhắm vào đảo. Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình phủ nhận thông tin đó.
“Tôi đã nói với ông Tập rằng vấn đề lớn nhất hiện nay là việc Trung Quốc triển khai tên lửa ở phía đối diện eo biển Đài Loan. Đây là lần đầu tiên vấn đề này được nhắc đến. Ít nhất tôi đã nêu vấn đề và hy vọng ông Tập sẽ chú ý”, ông Mã nói trong cuộc họp báo hôm 7/11.
Bắc Kinh không công nhận tính hợp pháp của vùng lãnh thổ Đài Loan. Chỉ 22 quốc gia chính thức công nhận Đài Loan do sức mạnh và vị thế của Trung Quốc trên thế giới ngày càng lớn. Đài Loan phải nhường ghế tại Liên Hợp Quốc cho Trung Quốc năm 1971 và không thể tham gia các tổ chức quốc tế khác do sự phản đối của Bắc Kinh.
"Tôi muốn ông Tập biết rằng chúng tôi rất quan tâm tới chủ trương phong tỏa Đài Loan về mặt ngoại giao của Trung Quốc", ông Mã thổ lộ.
Mặc dù vậy, giới phân tích nhận định những lời bình luận của ông sẽ không gây tác động lớn đối với dư luận ở Đài Loan.
“Mã biết trước ông sẽ không nhận được bất kỳ sự nhượng bộ từ Tập Cận Bình về những vấn đề ông đã nêu nhưng ông vẫn phải làm. Nếu không, ông sẽ chẳng thể nói với người dân rằng ông đã cố gắng hết sức. Ông ấy đã làm rất tốt nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo trong cuộc thảo luận”, George Tsai, nhà khoa học chính trị tại Đại học Văn hóa Trung Quốc ở Đài Bắc, nhận xét.
Jonathan Sullivan, nhà nghiên cứu về Trung Quốc của Đại học Nottingham tại Anh, nhận định rằng việc ông Tập Cận Bình nói tên lửa của Trung Quốc không nhắm vào Đài Loan là động thái mọi người có thể tiên liệu. Tuy nhiên, việc Mã Anh Cửu không hỏi lại hay phản ứng khiến Sullivan cảm thấy lạ.
Sau bắt tay lịch sử, báo TQ cảnh báo Đài Loan về ly khai
Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo "những đối tượng muốn Đài Loan ly khai sẽ khiến con thuyền hòa bình dừng lại".
Những cái bắt tay đi vào lịch sử chính trị thế giới
Cuộc họp giữa tổng thống Mỹ và tổng bí thư Liên Xô năm 1985, cái bắt tay mở ra tiến trình hòa giải Nam Phi, hội nghị thượng đỉnh Hàn - Triều trở thành các cột mốc lịch sử thế giới.
Mỹ lo Trung Quốc và Nga đe dọa trật tự toàn cầu
1 2
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định Nga và Trung Quốc đe dọa trật tự thế giới khi hai nước cố gắng bành trướng sức mạnh trong thời gian qua.