Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do Mỹ hợp tác quân sự với Trung Quốc bất chấp mâu thuẫn

Theo một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với Trung Quốc là cách Washington ngăn ngừa xung đột trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng ảnh hưởng.

Binh sĩ Trung Quốc hỗ trợ trực thăng Mỹ trong khuôn khổ tập trận RIMPAC 2014. Ảnh: Reuters

Giới chức Mỹ khẳng định, Washington có những lợi ích quốc phòng to lớn ở Biển Đông và biển Hoa Đông, những khu vực Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động nhằm hiện thực hóa tuyên bố chủ quyền. Dù động thái của Bắc Kinh gây ảnh hưởng tới vai trò và vị thế của Mỹ trong khu vực, Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quân sự với Trung Quốc, Reuters đưa tin.

Trong năm 2014, lần đầu tiên Mỹ mời Trung Quốc tham dự tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC), cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới. Việc tham gia RIMPAC giúp Trung Quốc hiểu nhiều về chiến thuật của Hải quân Mỹ cùng thông số kỹ thuật và các quy trình hoạt động của tàu chiến. Tuy nhiên, trước RIMPAC 2014, Hải quân Trung Quốc đã hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực chống cướp biển trên Ấn Độ Dương từ năm 2008.

Trong suốt 7 năm qua, Trung Quốc biết rõ khả năng chống tuần tra chống cướp biển, các chiến thuật hoạt động và khả năng phối hợp với hải quân nước ngoài. Thậm chí Hải quân Trung Quốc còn nắm vững phương pháp hủy vũ khí của Mỹ đối với các loại khí tài quân sự của quân đội Syria.

Trung Quốc phái ít nhất một tàu ngầm hạt nhân hộ tống đội tàu chống cướp biển nhằm tăng khả năng phòng vệ. Trong quá trình hợp tác, Hải quân Mỹ coi tàu ngầm Trung Quốc là lực lượng thù địch. Trung Quốc biết thái độ ấy, song họ chấp nhận vì nó giúp họ học hỏi khả năng chống ngầm của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh.

Các tàu Trung Quốc cũng thường xuyên ghé thăm Djibouti, nơi Mỹ đặt Trung tâm chỉ huy chiến lược cho mọi hoạt động quân sự tại vùng Sừng Châu Phi. Tại đây, Trung Quốc có thể tìm hiểu phương thức hoạt động của quân đội Mỹ.

Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc sử dụng mạng lưới thông tin liên lạc MERCURY của Liên minh châu Âu (EU) để đảm bảo liên lạc thông suốt và chia sẻ dữ liệu giữa các chiến hạm trong suốt quá trình chống cướp biển. Việc này cho phép Trung Quốc nắm vững phương thức phối hợp của Liên minh NATO trong tác chiến trên biển.

Trong tháng 2, Lầu Năm Góc mời 29 sĩ quan Hải quân Trung Quốc thăm các cơ sở đào tạo uy tín của Hải quân Mỹ. Họ cũng biết về phương thức ngăn chiến tranh trên biển mà Mỹ và 20 nước khác thông qua. Sĩ quan Hải quân Trung Quốc có cơ hội tìm hiểu cách tàu Mỹ phản ứng khi gặp tàu nước ngoài, bao gồm cả trường hợp tàu lạ thuộc thế lực thù địch.

Tuy nhiên, gần đây một đô đốc Hải quân Mỹ đã lên phi cơ giám sát để thực hiện chuyến bay trên biển Đông, khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và tiến hành các hoạt động xây dựng bất hợp pháp. Lầu Năm Góc từng cử tàu chiến tuần tra ở các khu vực Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên Biển Đông.

Loạt động thái ấy làm gia tăng căng thẳng, đẩy tình hình khu vực tới gần một cuộc xung đột vũ trang trong khi Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực khác. Vài tuần tới, Hải quân Trung Quốc và Mỹ có kế hoạch đào tạo chung về hỗ trợ nhân đạo, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu hộ - động thái vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ giới chính trị và quân sự Mỹ.

James Lyons, một đô đốc Mỹ đã nghỉ hưu, nhận đinh: “Chúng ta đang giúp một đất nước hiếu chiến phát triển khả năng quân sự, hành động gây nguy hiểm cho chính bản thân chúng ta. Đây là sai lầm trong bản chất chính sách của chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đối với Trung Quốc”.

Ông Lyons không đồng ý với chính sách của chính quyền Obama vì nhận định cam kết quân sự không phải là giải pháp. Ngược lại, ông đồng ý với quan điểm của cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice, người gần đây kêu gọi thiết lập mối quan hệ quân sự gần gũi hơn với Trung Quốc.

“Như tôi đã tranh luận trước đây, Mỹ cần tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc để bảo vệ những mục tiêu nhạy cảm nhất. Miễn là xung đột không xảy ra, Hải quân Mỹ nên rời Biển Đông để nhường chỗ cho các nhà ngoại giao”, ông Lyons nói.

Học giả Trung Quốc: Không nên thiết lập ADIZ ở Biển Đông

Một học giả hàng đầu của Trung Quốc về Biển Đông trong một tuyên bố đã cho rằng, Bắc Kinh không nên đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở khu vực này.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm