Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do gây ra những vụ giết người hàng loạt

Vụ xả súng vào đền thờ đạo Sikh tại Wisconsin, Mỹ tuần qua thổi bùng nỗi khiếp sợ trong lòng xã hội Mỹ. Đáng buồn hơn, đó chính là mục đích mà những kẻ sát nhân cuồng loạn như Wade Michael Page trông đợi.

Lý do gây ra những vụ giết người hàng loạt

Vụ xả súng vào đền thờ đạo Sikh tại Wisconsin, Mỹ tuần qua thổi bùng nỗi khiếp sợ trong lòng xã hội Mỹ. Đáng buồn hơn, đó chính là mục đích mà những kẻ sát nhân cuồng loạn như Wade Michael Page trông đợi.

Kẻ sát nhân máu lạnh Wade Michael Page từng là ca sĩ trong một ban nhạc cực đoan.

Reo rắc nỗi sợ hãi

Kẻ sát nhân Wade Michael Page, tín đồ của chủ nghĩa "Da trắng Thượng đẳng", có thể cho rằng những người theo đạo Shikh tụ tập tại một đền thờ ở Oak Creek, Wisconsin là những tín đồ Hồi giáo. Sự nhầm lẫn này có thể bắt nguồn từ việc những người đàn ông theo đạo Sikh thường đội khăn xếp và có để râu rậm trên mặt tương tự như những tín đồ Hồi giáo.

Những tín đồ cuồng tín như Page miệt thị những người không thuộc dòng dõi da trắng là “những kẻ dơ bẩn”. Page nói riêng và những kẻ phân biệt chủng tộc nói chung, u mê trong tư tưởng cho rằng, chúng có sứ mệnh thanh trừng vĩ đại. Và khi bị cả xã hội ghẻ lạnh và lên án, chúng chìm trong nỗi thất vọng lớn lao. Những kẻ như Page bắt đầu chán ghét xã hội và quay sang phê phán Mỹ là “một xã hội hỗn độn và đau khổ”.

Những người phụ nữ gốc Ấn đứng bên ngoài nhà thờ đạo Sikh sau vụ xả súng hôm 5/8 vẫn chưa hết bàng hoàng.

Có 2 lý do để không thể xem vụ xả súng tại Wisconsin ngày 5/8 đơn giản chỉ là hành động cá biệt của một kẻ cuồng tín theo chủ nghĩa "Da trắng Thượng đẳng" hay một kẻ điên loạn thông thường.

Thứ nhất, hành vi giết người hàng loạt của kẻ sát nhân máu lạnh Wade Michael Page không phải hiếm thấy ở Mỹ. Nó cũng như các vụ khủng bố đẫm máu tương tự khác: tư duy và lối hành xử của các tín đồ cuồng tín – những kẻ sẵn sàng gây ra tội ác man rợ để khiến mọi người căm ghét, xa lánh, kinh hoàng, khiếp sợ chúng.

Thứ 2, vụ xả súng tại Wisconsin cũng như các sự kiện khủng bố tương tự khác thường bao hàm mục đích kích động nỗi khiếp sợ trong toàn xã hội nói chung và trong lòng các nhóm (mà kẻ sát nhân căm thù) nói riêng, thường là những tín đồ của đạo Hồi, người da màu, da đen hoặc giới chức chính phủ.

Giải pháp

Việc nhận thức đúng các động cơ của những kẻ như Page thực sự cần thiết để chống lại và ngăn chặn chúng. Trên thực tế, mục đích cuối cùng của kẻ giết người hàng loạt là gieo rắc nỗi kinh hoàng, sợ hãi cho toàn xã hội - nơi chúng bị ruồng bỏ và ghẻ lạnh. Do đó, cách tốt nhất để ngăn chặn và loại bỏ những kẻ như Page ra khỏi xã hội là không sợ chúng nữa.

Ngoài ra, mỗi cá nhân trong cộng đồng cần hỗ trợ các cơ quan chức năng theo dõi, bắt giữ những kẻ như Page.

Những tín đồ cuồng tín, người thực hiện hành vi giết người hàng loạt dã man thường không hành động như “những con sói đơn độc”. Giống như kẻ sát nhân máu lạnh người Na Uy, Anders Behring Breivik, những kẻ cuồng tín dựa vào Internet để truyền bá và củng cố tư tưởng của chúng; đồng thời tập hợp những kẻ có cùng chí hướng và những kẻ bị cộng đồng ruồng rẫy, xa lánh.

Đối với Page, hành động giết người do bị u mê bởi các tư tưởng cực đoan có một nguyên cớ sâu xa hơn, bắt nguồn từ những nỗi đau khổ và bất hạnh riêng mà hắn ta từng trải qua. Chúng được nảy sinh trong giai đoạn phát triển, trưởng thành, gia nhập quân đội nhưng rồi lại bị sa thải và sau đó là hàng loạt các tai ương khác như: mất nhà cửa, bị bạn gái bỏ rơi, bị tống vào tù vì say rượu.

Tất cả những biến động tiêu cực như trên có thể gây ra các rối loạn về tâm lý và tình cảm cho Page nói riêng và những kẻ giết người hàng loạt khác nói chung. Nhưng biểu hiện của các rối loạn này có thể được gia đình, bạn bè, trường học phát hiện, theo dõi và cần phải được ngăn chặn kịp thời.

Page, như những kẻ cuồng tín khác tuyên bố theo đuổi nền tảng đạo đức cao nhưng thực tế, đó là thứ đạo đức bào chữa cho hành vi giết hại những người vô tội. Cho rằng việc chờ đợi một xã hội tốt đẹp hơn thông qua con đường dân chủ là quá lâu và quá khó, chúng u mê xem khủng bố là hành động anh hùng nhằm để đánh thức và cảnh tỉnh một xã hội mà trong mắt chúng là suy đồi và xấu xa.

Kẻ sát nhân máu lạnh Anders Behring Breivik trong vụ thảm sát trại thanh thiếu niên ở Na Uy.

Tuy nhiên, việc sợ hãi những kẻ giết người hàng loạt, bất chấp chúng là những kẻ cuồng tín, nhóm Hồi giáo cực đoan hay phân biệt chủng tộc chỉ càng thêm kích động chúng và khiến những kẻ này hành động liều lĩnh hơn.

Do đó, FBI hay bất cứ tổ chức chống khủng bố nào khác trên thế giới không chỉ cần phải nỗ lực lùng sục, ngăn chặn và bắt giữ những kẻ cuồng tín, giết người hàng loạt mà còn cần phải tìm cách xoa dịu nỗi sợ hãi trong lòng công chúng, giúp họ bình tĩnh, từ đó, giúp các cơ quan chức năng phát hiện, theo dõi những kẻ có những hành vi cực đoan, đặc biệt là người có quan hệ gần gũi với chúng.

Giải pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn và loại bỏ những những phần tử cực đoan sẵn sàng gây ra những tội ác dã man nhằm reo rắc nỗi sợ hãi cho toàn xã hội chính là không sợ chúng nữa.

 

Phương Đăng

Theo Infonet.vn

 

Phương Đăng

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm