Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lương Như Hộc mở ra nghề in mộc bản

Việc in ấn sách phát triển từ thời Lê sơ khi Lương Như Hộc mở ra nghề in mộc bản. “Ông xem xét nghề khắc ván in của người phương Bắc rồi khi trở về truyền dạy cho người làng”.

Sách chép tay phổ biến trước khi có kỹ thuật in mộc bản. Tranh vẽ thuộc triển lãm “Mộc bản - Bảo vật hoàng triều” và “Thiên hùng ca sử Việt” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV thực hiện năm 2019.

Ở nước ta, hoạt động xuất bản sách đã có từ lâu nhưng chưa thịnh, phụ thuộc nhiều vào sách từ Trung Quốc. Trước khi có sách giấy, những văn tự được khắc trên đá rất phổ biến. Nhiều bia có niên đại rất sớm, có thể kể đến “Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn” tạo năm Mậu Dần (618) ở Thanh Hóa, bia “Thiên Uy kính tân tạc hải phái bi” tạo năm Canh Dần (870), các cột kinh ở Hoa Lư thế kỷ X…

Ngoài ra còn phải kể đến những văn tự trên lá như sách lá dùng kim chấm trên lá tạo thành chữ được phát hiện ở Nghệ An, kinh Phật ở một số ngôi chùa Khmer Nam Bộ viết trên lá buông, theo thông tin từ sách Lịch sử thư tịch Việt Nam.

Tập đại thành Đại Việt sử ký toàn thư nhiều lần chép việc nhập sách phương Bắc như năm Đinh Mùi (1007) thỉnh Cửu kinh, Đại tạng kinh, năm Mậu Ngọ (1018) thỉnh kinh Tam tạng.

Đối với xuất bản sách trong nước, Toàn thư ghi việc năm Tân Tỵ (1041) ban sách Hình thư để tiện thi hành luật. Thời Trần, sách đã đa dạng thể loại, sử có Lê Văn Hưu viết Đại Việt sử ký, binh pháp có Trần Quốc Tuấn soạn Binh thư yếu lược, luật có Quốc triều thông chế, rồi Hình thư của Trương Hán Siêu và Nguyễn Trung Ngạn.

Vua Trần cũng tham gia vào đội ngũ sáng tác khi Trần Thái Tông có Kiến trung thường lễ, Trần Nhân Tông viết Khóa hư lục… Văn thơ vẫn là lĩnh vực có nhiều tác phẩm hơn cả với những đại diện được kể đến, Lạc đạo tập của Trần Quang Khải, Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi…

Sang thời Lê sơ, hoạt động xuất bản được đề cập nhiều. Năm Ất Mão (1435) hoàn thành bộ ván khắc sách Tứ thư đại toàn; nămTân Mùi (1511), ban sách Trị bình bảo phạm

Nhà nước còn ban sách công cho các cơ quan khi năm Đinh Hợi (1467) ban sách Ngũ kinh cho Quốc Tử Giám. Các phủ được ban Tứ thư, Ngũ kinh, Đăng khoa lục, Hội thí lục, Ngọc đường văn phạm, Văn hiến thông khảo, Văn tuyển, Cương mục và các sách thuốc để học quan, y quan dùng.

Việc in ấn sách phát triển từ thời Lê sơ (1428 - 1527) khi Lương Như Hộc mở ra nghề in mộc bản. “Ông xem xét nghề khắc ván in của người phương Bắc rồi khi trở về truyền dạy cho người làng khắc những ván in kinh sử để lưu hành ở đời”, sách Hải Dương phong vật chí ghi.

Về kỹ thuật in mộc bản, được sơ lược như Lịch sử thư tịch Việt Nam ghi dưới đây: “Người ta đã dùng gỗ thừng mực hoặc gỗ thị, xẻ thành từng tấm theo khuôn khổ đã định trước, dùng dao khắc chữ. Lúc này, người ta thường in sách truyện trên khổ giấy 16x20 cm, sách học khổ 20x30 cm và sách Phật khổ to hơn”.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho ZNews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Nghề in ở Việt Nam có từ đâu?

Muốn tìm hiểu nghề in (mộc bản), ta về đất Thanh Liêu, Liễu Chàng nơi có nghề khắc ván in được truyền từ thám hoa Lương Như Hộc (1420-1501).

Ngày 'trùng thập' đáng nhớ của ngành Xuất bản Việt Nam

Từ Sắc lệnh số 122/SL ngày 10/10/1952, ngày 10/10 trở thành ngày truyền thống của ngành Xuất bản, In và Phát hành.

Trần Đình Ba / NXB Tổng hợp TP.HCM

SÁCH HAY