Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lươn thủy tinh đối mặt tuyệt chủng vì cơn khát đặc sản của TQ, Nhật

Lươn thủy tinh trở thành mặt hàng buôn lậu từ châu Âu đến tận bàn ăn châu Á, mang về lợi nhuận “khủng” hàng tỷ USD và khiến chúng có nguy cơ tuyệt chủng.

Lươn châu Âu, tên khoa học là Anguilla anguilla, còn được gọi là lươn thủy tinh vì cơ thể trong suốt, có nguy cơ bị khai thác quá mức do nhu cầu gia tăng từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, nơi chúng được coi là món ăn đặc sản và giúp tăng cường sinh lý.

Chính vì thế, loài lươn đang bị đe dọa tuyệt chủng trong bối cảnh thế giới vật lộn với nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Đặc biệt, người tiêu dùng Hong Kong đang vô tình “tiếp tay” cho điều này, theo South China Morning Post.

Số lượng lươn châu Âu non đã giảm 90% trong 30 năm qua, phần lớn do hoạt động buôn bán bất hợp pháp. Chúng nằm trong các vali nhập lậu hoặc các lô hải sản châu Âu được chở bằng máy bay đến châu Á, rồi chúng được đưa vào nuôi trong các trại lươn.

Nghề này mang về khoảng 3,7 tỷ USD mỗi năm, theo Tổ chức Bảo tồn Lươn châu Âu.

Lươn thủy tinh nằm trong danh sách những loài “cực kỳ nguy cấp” của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Tuy nhiên, đến nay, các biện pháp bảo vệ loài động vật này vẫn có nhiều lỗ hổng.

buon lau luon thuy tinh anh 1

Lươn châu Âu có nguy cơ tuyệt chủng được buôn lậu từ châu Âu có mặt trên các kệ hàng siêu thị ở Hong Kong. Ảnh: HKU.

Một nghiên cứu của Đại học Hong Kong (HKU) công bố vào tháng 3 cho thấy lươn thủy tinh đang được bán phổ biến ở đặc khu này, làm dấy lên lo ngại về việc thực thi các quy định theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).

Nghiên cứu cũng chỉ ra 45% sản phẩm từ lươn bán lẻ, từ philê đến các loại đồ ăn vặt ở khắp các siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở Hong Kong, đều có nguồn gốc từ các loài cực kỳ nguy cấp. Tuy nhiên, chúng chỉ được dán nhãn đơn thuần là lươn.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các mạng lưới buôn lậu lươn đã trà trộn vào các nhà cung cấp địa phương.

“Số lươn bị hải quan tịch thu là những con lươn thủy tinh tươi sống (từ châu Âu) và những con được nuôi ở các trang trại Trung Quốc, sau đó được sơ chế và đóng gói với mác ‘lươn’ rồi nhập lại bán hợp pháp trên các kệ hàng siêu thị”, tác giả chính của nghiên cứu, David Baker, cho biết.

Các nhà nhập khẩu, nhà cung cấp và nhà bán lẻ phải đảm bảo các loài có nguy cơ tuyệt chủng không được bán ở các cửa hàng của họ, Jovy Chan Yuet-shan, Giám đốc Bảo tồn Động vật hoang dã của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) Hong Kong, nói thêm rằng các kết quả nghiên cứu là hồi chuông cảnh báo.

“Họ cần truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm hải sản để đảm bảo rằng không có các sản phẩm hải sản bất hợp pháp được trà trộn vào chuỗi cung ứng”, bà Jovy nói thêm WWF đang làm việc với các siêu thị để đảm bảo trên kệ hàng không có lươn châu Âu.

“Các siêu thị phải dán nhãn phù hợp để khách hàng biết họ đang mua loài nào”, bà Jovy nói.

Tuồn gần 2 tấn lươn thủy tinh 68 triệu USD từ châu Âu sang Đông Á

Tòa Hình sự Southwark của London hôm 7/2 đã kết tội một công dân Anh buôn lậu lượng lươn non lớn trị giá 7,4 triệu USD từ châu Âu sang Đông Á.

Cháy rừng làm lộ hệ thống thủy sinh 6.000 năm tuổi ở Australia

Các kênh nước được người Australia bản địa xây dựng hàng nghìn năm trước để bẫy và thu hoạch lươn làm thức ăn đã lộ ra sau khi hỏa hoạn thiêu rụi thảm thực vật ở bang Victoria.

Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm