Lực lượng tăng - thiết giáp đông đảo nhất ĐNA
Lục quân Myanmar đã tổ chức cuộc tập trận hàng năm. Nhân dịp này họ “khoe” xe tăng chiến đấu chủ lực Type-59D do Trung Quốc viện trợ.
Trong khu vực Đông Nam Á, tăng - thiết giáp Myanmar được đánh giá là lực lượng đông đảo và chủng loại phong phú, với 8 loại xe tăng chính gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet.
Type-59 là biến thể của xe tăng chiến đấu chủ lực T-54A của Liên Xô do Trung Quốc sản xuất vào năm 1958, chấp nhận vào biên chế từ năm 1959. |
Có khoảng 9.500 chiếc Type-59 đã được sản xuất. Từ năm 1980 đến đầu những năm 2000, khoảng 5.500 chiếc hoạt động trong biên chế quân đội Trung Quốc và trở thành nòng cốt của lực lượng tăng thiết giáp nước này. |
Trung Quốc chuyển giao Type-59D cho Myanmar vào những năm 2000. Khoảng 160 chiếc đang hoạt động trong biên chế lục quân Myanmar và trở thành loại xe tăng chiến đấu chủ lực nòng cốt của họ. |
Type-59D, còn được biết đến với tên gọi WZ-120C, là biến thể hiện đại hóa sâu rộng của Type-59 được thực hiện vào những năm 1990. |
Type-59D được trang bị pháo chính nòng xoắn 105mm cơ số đạn pháo mang theo 40 viên, đại liên phòng không 12,7mm cơ số đạn 500 viên, súng máy đồng trục 7.62mm cơ số đạn 3.000 viên. |
Type-59D được bổ sung thêm giáp cảm ứng nổ ERA ở phía trước mũi xe. Hai bên tháp pháo, bổ sung thêm váy bảo vệ hông bằng vật liệu composite để tăng khả năng chống lại các loại vũ khí chống tăng, nhất là họ súng RPG-7. |
Type-59D được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới, hệ thống kính nhìn đêm thụ động cho phép tác chiến hiệu quả hơn. |
Type-59D được trang bị động cơ diesel 12 xy lanh 12150L7 công suất 580 mã lực, dự trữ hành trình 450 km, 600 km với 2 thùng nhiên liệu phụ bên ngoài, tốc độ tối đa 50 km/h. |
Xe tăng có chiều dài 6,04 mét, rộng 3,27 mét, cao 2,59 mét, khối lượng chiến đấu 36 tấn, ekip vận hành 4 người. Type-59 được bọc giáp mỏng độ dày của giáp từ 20-300mm tùy thuộc vào vị trí nên xe tăng này dễ bị đánh bại bằng các loại vũ khí chống tăng cá nhân. |
quốc việt
Theo Infonet