Nước sông Bưởi đang trên báo động 2. Ảnh: TTXVN. |
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết ngày 23/9, tại khu vực Trung Bộ, lũ sông Bưởi, sông Mã, sông Chu tiếp tục lên, phổ biến ở mức báo động 2-báo động 3, có nơi trên báo động 3; hạ lưu sông Mã, sông Chu ở mức báo động 1-báo động 2 và trên báo động 2; hạ lưu sông Bưởi tại Kim Tân có khả năng lên mức báo động 3.
Cụ thể, mực nước các sông lúc 7h ngày 23/9 như sau: Sông Mã tại Hồi Xuân là 62,08 m, trên báo động 2 0,08 m và đang xuống; tại Cẩm Thủy 20,26 m, trên báo động 3 là 0,06 m, đang lên; tại Giàng là 5,18 m, dưới báo động 2 là 0,32 m, đang lên.
Tại sông Bưởi tại Kim Tân là 11,38 m, trên báo động 2 là 0,38 m, đang lên; sông Chu tại Bái Thượng là 18,46 m, trên báo động 3 là 0,46 m; sông Cả tại Con Cuông là 28,62 m, dưới báo động 2 là 0,38 m, đang lên; tại Chợ Tràng là 3,14 m, trên báo động 1 là 0,14 m, đang lên; sông Lam tại Nam Đàn là 5,29 m, dưới báo động 1 là 0,11 m, đang lên.
Mực nước các sông khu vực Bắc Bộ đang ở mức dưới báo động 1; riêng sông Đáy tại Phủ Lý ở mức trên báo động 2; sông Bùi, sông Tích trên mức báo động 3.
Mực nước lúc 7h ngày 23/9, trên một số sông như sau: Trên sông Đáy tại Phủ Lý (Hà Nam) 3,96m, dưới báo động 3 là 0,04m, đang lên.
Trên sông Bùi tại Yên Duyệt là 7,44 m, trên báo động 3 là 0,44 m; sông Tích tại Kim Quan là 8,77 m, trên báo động 3 là 0,37 m; trên sông Hoàng Long tại Bến Đế 3,69 m, trên báo động 2 là 0,19 m, đang xuống.
Về tình hình đê điều, theo báo cáo của các địa phương, do mưa lũ sau bão số 3, đến nay đã xảy ra 768 sự cố đê điều trên địa bàn 15 tỉnh/thành phố; trong đó có 417 sự cố xảy ra trên các tuyến đê từ cấp III trở lên (tăng 1 sự cố tại Thái Nguyên so với báo cáo ngày 21/9/2024); 351 sự cố xảy ra trên các tuyến đê dưới cấp III.
Về hồ chứa thủy lợi, theo Cục Thuỷ lợi, đến 17h ngày 22/9, tại khu vực Bắc Trung Bộ, dung tích các hồ chứa ở mức trung bình đạt 35-75% dung tích thiết kế; hiện có 145 hồ hư hỏng, xuống cấp và 52 hồ đang thi công.
Tại khu vực Nam Trung Bộ, dung tích các hồ chứa thủy lợi đang ở mức thấp, đạt 30-57% dung tích thiết kế; hiện có 26 hồ hư hỏng, xuống cấp và 19 hồ đang thi công.
Đến 7h ngày 23/9, bão số 4 và mưa lũ đã làm 3 người chết do lũ cuốn tại Nghệ An; 261 nhà ở bị hư hỏng, tốc mái tại các tỉnh: Thanh Hoá 113 nhà, Nghệ An 93 nhà, Hà Tĩnh 26 nhà, Thừa Thiên Huế 12 nhà, Quảng Nam 17 nhà.
Về nông nghiệp, một số diện tích lúa, hoa màu, thuỷ sản bị ngập úng, thiệt hại; gia súc, gia cầm bị chết cuốn trôi.
Ngập cục bộ một số vị trí đường giao thông, ngầm tràn tại khu vực trũng, thấp thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ triển khai phương án ứng phó với mưa lớn; các tỉnh Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh ứng phó với lũ trên các sông.
Sách hay về môi trường
How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.
We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.