Dòng vốn FDI vẫn chảy mạnh vào Bình Dương trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo báo cáo từ Cục Thống kê TP.HCM, từ đầu năm đến ngày 15/5, Bình Dương thu hút hơn 1,25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 159% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với 3.974 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước.
Hạ tầng giao thông hoàn thiện thúc đẩy kinh tế Bình Dương phát triển. |
Với định hướng trở thành trung tâm nền kinh tế khu vực phía đông, Bình Dương được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng. Các tuyến đường quan trọng đều đi qua và giao nhau trên địa bàn TP Dĩ An, như QL 1K (6 km), QL 13 (5 km), cao tốc Mỹ Phước Tân Vạn (10 km), kết nối giao thương tỉnh này với các địa phương lân cận, đặc biệt là TP.HCM, Đồng Nai.
Nhờ đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh và nhiều chính sách ủng hộ phát triển kinh tế, thị trường bất động sản Bình Dương thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong làn sóng kinh tế phát triển về phía đông của TP.HCM, Dĩ An được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng sinh lời.
Lợi thế đầu tiên của Dĩ An đến từ vị trí “thành phố giữa các thành phố”, tâm điểm giao thương với tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 55% GDP, định hướng trở thành trung tâm hành chính của tỉnh Bình Dương. Hiện TP Dĩ An là một trong những địa phương thuộc nhóm các thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước.
TP Dĩ An là tâm điểm giao thương của các nền kinh tế khu vực phía đông. |
TS Trần Nguyễn Minh Hải (Đại học ngân hàng TP.HCM) nhận định: “Sở hữu vị trí chiến lược kết nối giao thương trọng điểm khu vực phía đông là lợi thế để giá bất động sản tại Dĩ An tăng trong 3-5 năm tới”.
Với vị trí thuận lợi, các tuyến giao thông hoàn thiện, nhiều gia đình trẻ làm việc tại TP.HCM chọn sống tại TP Dĩ An vì khoảng cách không quá xa, hạ tầng thông thoáng, khang trang, chi phí hợp lý. Thêm vào đó, sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng giúp thời gian di chuyển rút ngắn đáng kể. Cụ thể, khi tuyến Metro số 1 nối thẳng Bến Thành (TP.HCM) đến bến xe Miền Đông mới (TP Dĩ An) với tổng chiều dài 19,7 km hoàn thành, việc di chuyển giữa 2 thành phố còn khoảng 15 phút.
TP Dĩ An là điểm đến an cư của nhiều gia đình trẻ. |
Sự phát triển công nghiệp cũng tạo tiền đề gia tăng giá trị bất động sản tại TP Dĩ An. Theo đó, Dĩ An có dân số đứng thứ 2 Bình Dương, với 6 khu công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm là 58.551 tỷ đồng, đạt 50,55% kế hoạch năm, tăng 5,98% so với cùng kỳ 2020 dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Tháng 5, UBND tỉnh Bình Dương trao giấy chứng nhận đầu tư đợt I cho 5 doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư FDI là 974,2 triệu USD, trong đó có dự án Trung tâm Logistics ECPVN Bình Dương 2 (Công ty Emergent Việt Nam Logistics Development Pte, Singapore) với vốn đầu tư 34,4 triệu USD tại KCN Tân Đông Hiệp B, thuộc TP Dĩ An. Cơ cấu nguồn vốn FDI từ Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn tại thành phố này.
Sự phát triển công nghiệp tại Dĩ An tạo tiền đề cho kinh tế địa phương tăng trưởng, thu hút lượng lớn người lao động, trong đó có chuyên gia nước ngoài đến sống và làm việc, từ đó kéo theo giá trị bất động sản tăng. Tại TP Dĩ An, HT Pearl là một trong số ít dự án xây dựng theo tiêu chuẩn Nhật Bản, phục vụ chuyên gia và gia đình trẻ có ý định an cư với pháp lý hoàn thiện.
Bình luận