Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lợi nhuận Viglacera lao dốc

Viglacera cho biết do doanh thu bất động sản và vật liệu xây dựng giảm mạnh so với cùng kỳ quý I/2022 dẫn đến lãi ròng quý đầu năm nay sụt giảm mạnh.

Tổng công ty CP Viglacera (VGC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I với doanh thu thuần đạt gần 2.775 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022.

Không chỉ doanh thu thuần sụt giảm, biên lợi nhuận gộp nhà sản xuất vật liệu xây dựng này cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ khiến lợi nhuận sau thuế quý này chỉ đạt gần 152 tỷ đồng, giảm tới 80% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là khoản lợi nhuận theo quý thấp nhất mà doanh nghiệp này ghi nhận được kể từ quý IV/2020 tới nay.

Trong quý vừa qua, đóng góp chính vào cơ cấu doanh thu của Viglacera là hoạt động cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng, với 1.094 tỷ đồng, tăng gần 15%.

Trong khi đó, doanh thu bán hàng hóa lĩnh vực bất động sản (kinh doanh nhà ở thương mại) lại giảm mạnh từ 570 tỷ đồng kỳ trước xuống còn hơn 43 tỷ đồng kỳ này, tương đương giảm ròng 92%. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp mảng này cũng giảm từ 53% xuống còn 22%.

Theo Viglacera, đây là một trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh trong quý I. Bên cạnh đó, lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ, giá bán giảm, sản lượng tiêu thụ giảm.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VIGLACERA GẦN ĐÂY

NhãnI/2021IIIIIIVI/2022IIIIIIVI/2023
Doanh thu thuần Tỷ đồng 235829372207369238834268321232812775
Lợi nhuận sau thuế
280200209442752691265222152

Năm 2023, Viglacera đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 16.000 tỷ đồng, tăng 10% so với mức thực hiện năm 2022. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế hợp nhất doanh nghiệp dự kiến giảm còn 1.300 tỷ đồng.

Như vậy, sau 3 tháng đầu năm, "đại gia" vật liệu xây dựng này chỉ mới đạt khoảng 17% kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận đã đề ra.

Trong năm nay, doanh nghiệp vật liệu xây dựng này còn có một mục tiêu quan trọng là thực hiện lộ trình thoái vốn Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng.

Tại thời điểm cuối quý I, tổng tài sản của Viglacera ở mức gần 23.318 tỷ đồng, tăng 1,6% so với đầu năm. Phần lớn trong tổng tài sản vẫn là tài sản cố định và tài sản dở dang dài hạn.

Trong đó, tài sản dở dang dài hạn chính là chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại các công trình dự án khu công nghiệp (KCN), nhà máy kính, nhà máy gạch mà Viglacera đã và đang đầu tư.

Dự án ghi nhận tài sản dở dang lớn nhất là Khu công nghiệp Yên Mỹ với giá trị 1.317 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Ngoài ra, tổng công ty này còn đang đầu tư tại Khu công nghiệp Thuận Thành giai đoạn 1 (876 tỷ đồng), Khu công nghiệp Phú Hà giai đoạn 1 (656 tỷ đồng), Khu du lịch sinh thái cao cấp Vân Hải (418 tỷ đồng)...

Mặt khác, dư nợ vay tài chính cuối quý I của doanh nghiệp là 4.047 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Viglacera, trong quý I, công ty đã ghi nhận 1.657 tỷ đồng từ đi vay, ngược lại cũng phải chi 1.216 tỷ đồng trả nợ gốc vay và 16 tỷ đồng trả nợ gốc thuê tài chính.

Viglacera lên kế hoạch lợi nhuận giảm 1.000 tỷ đồng

Viglacera đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay ở mức 1.300 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ và tham vọng đến năm 2025, doanh nghiệp sẽ có tổng cộng 20 khu công nghiệp.

Đại gia vật liệu xây dựng lãi đậm

Viglacera đã khép lại năm 2022 với kết quả kinh doanh cao kỷ lục ở cả chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm