Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lợi nhuận thấp dù thu trăm triệu/tháng từ phụ kiện điện thoại

Với 40 tới 50 lượt khách mỗi ngày, cả tháng người kinh doanh phụ kiện điện thoại có thể đạt doanh thu gần 150 triệu đồng nhưng lợi nhuận lại rất thấp.

Lợi nhuận thấp dù thu trăm triệu/tháng từ phụ kiện điện thoại

Với 40 tới 50 lượt khách mỗi ngày, cả tháng người kinh doanh phụ kiện điện thoại có thể đạt doanh thu gần 150 triệu đồng nhưng lợi nhuận lại rất thấp.

Dạo qua một vòng con phố Thái Hà (Hà Nội) hay Xã Đàn, Phố Huế… người dùng có thể thấy cả chục cửa hàng phụ kiện điện thoại lúc nào cũng tấp nập khách hàng. Theo một chủ cửa hàng kinh doanh phụ kiện trên phố Thái Hà thì 2, 3 năm trở lại đây, nhu cầu của khách hàng cho loại mặt hàng này rấtlớn, bởi có nhiều dòng điện thoại màn hình cảm ứng giá rẻ du nhập vào thị trường Việt Nam.

Hầu hết khách hàng sắm điện thoại đều vào cửa hàng phụ kiện để dán màn hình, nhân tiện mua luôn ốp lưng cho “dế cưng” của mình. Mỗi lần như thế, chủ cửa hàng thu về ít nhất 100.000 đồng. 

Nhu cầu về phụ kiện của khách hàng vô cùng lớn.

Một cửa hàng chỉ cần nằm trên con phố đông đúc người qua lại, diện tích khoảng 10m2 trở lên, đa dạng nhiều mặt hàng là có thể kiếm được 4, 5 triệu đồng một ngày nhờ bán phụ kiện điện thoại. Với số lượng khách ghé thăm những cửa hàng đó khoảng 50, 60 lượt mỗi ngày, ngày nào đắt khách chủ cửa hàng kiếm được tới 8, 9 triệu đồng. Một cửa hàng chuyên bán phụ kiện có vị trí đẹp và có tiếng trên đường Cầu Giấy, Hà Nội thu về không dưới 20 triệu mỗi ngày.

Còn đối với những cửa hàng bình thường, nếu bán tốt và doanh số bán hàng ổn định thì trong một tháng mức thu nhập cả trăm triệu đồng.

"Đa phần khó khăn đều đến từ việc lĩnh vực này có quá nhiều cạnh tranh, lượng hàng tồn kho rất lớn và bao nhiêu đồng lãi đều phải đổ dồn vào việc nhập hàng mới" - một chủ cửa hàng kinh doanh phụ kiện trên phố Thái Hà cho biết.

Chủ cửa hàng này giải thích thêm, do mỗi tuần đều có cả chục model điện thoại mới du nhập vào thị trường, nên việc đảm bảo cửa hàng có đầy đủ phụ kiện cho gần như tất cả số đó cũng không hề dễ dàng. Đó là chưa kể đối với những model “hot”, lượng phụ kiện dành cho loại đó cần phải đa dạng hơn nhiều so với những điện thoại ít người dùng.

Anh Nguyễn Trường Giang, chủ cửa hàng Vua phụ kiện số trên đường Xã Đàn (Hà Nội) cho biết: “Bán phụ kiện điện thoại phải chấp nhận đây là một trong những công việc kinh doanh phát sinh rất nhiều hàng tồn kho. Có những phụ kiện nhập về 2 năm nay rồi nhưng chẳng bán được, đẩy đi cũng không xong, mà thị hiếu khách hàng mỗi người một khác, nên phải chấp nhận trong cửa hàng nhiều lúc có tới 1/3 số phụ kiện được xếp vào dạng không tiêu thụ được”.

 

Đó là chưa kể tuy tiền thu về hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, nhưng với nhu cầu của khách hàng và mức độ xuất hiện ồ ạt của các model mới, chủ cửa hàng phụ kiện cũng phải luôn luôn nhập thêm phụ kiện. Đa phần đều phải lấy số tiền kiếm được hàng tháng ra để nhập thêm hàng, nên nhiều khi số tiền chủ cửa hàng kinh doanh phụ kiện cầm được trong tay mỗi tháng chẳng đáng là bao.

Phần lớn cửa hàng kinh doanh phụ kiện đều “kêu trời” vì làm ăn càng ngày càng khó khăn bởi mức độ cạnh tranh khốc liệt trong phân khúc này. Anh Nguyễn Trường Giang cũng chia sẻ thêm, lúc trước anh có cửa hàng ở Trương Định, thời gian đầu làm ra tiền nhưng về sau có vài cửa hàng phụ kiện mở ra chặn ngay đầu phố và cuối phố, nên việc làm ăn khó khăn, anh phải chuyển địa điểm khác.

"Còn nhớ một năm trước, khi tôi đi dọc đường Thái Hà chỉ có 1, 2 cửa hàng bán phụ kiện, thì nay con phố này đã trở thành một trong những địa điểm “tấp nập” loại hình kinh doanh này nhất. Có thể nói kinh doanh phụ kiện điện thoại là một lĩnh vực “hái ra tiền” nhưng cũng đầy khó khăn và thử thách" - Anh Giang bộc bạch.

MINH DŨNG

Theo Infonet.

Theo Infonet.

Bạn có thể quan tâm