Để xuất hiện trong danh sách thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, HDBank phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí đánh giá của Forbes. Theo đó, thương hiệu phải đóng góp tích cực vào hiệu quả kinh doanh, giúp doanh nghiệp đạt doanh thu lớn.
Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành. Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E (hệ số giữa giá thị trường và thu nhập ròng trên mỗi cổ phần mà thương hiệu mang lại) trung bình ngành.
Đại diện ngân hàng nhận giải thưởng. |
Xét về cơ cấu nhóm ngành, 2 nhóm doanh nghiệp hàng tiêu dùng và tài chính - ngân hàng chiếm số lượng áp đảo. Với giá trị thương hiệu đạt 26,7 triệu đôla, HDBank được xem là nhân tố nổi bật bên cạnh nhiều gương mặt mới ở lĩnh vực kinh doanh khác.
Giá trị thương hiệu HDBank được tạo nên từ kết quả kinh doanh nổi bật trong thời gian qua. Năm 2017, HDBank thu về 2.417 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 110% so với năm trước. Tổng tài sản đạt 189.334 tỷ đồng, cho vay khách hàng đạt 104.500 tỷ đồng; huy động vốn 120.537 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,51% - thấp nhất trên thị trường.
Tiếp nối đà tăng trưởng năm 2017, 6 tháng đầu năm nay, HDBank đạt lợi nhuận trước thuế 2.063 tỷ đồng, gấp hơn 2,3 lần so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROEA) đạt 21,11% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA) đạt 1,74% - thuộc top đầu ngân hàng có chỉ số sinh lời tốt nhất trên thị trường.
Đây là lần đầu tiên HDBank được xướng tên ở hạng mục giải thưởng này. |
Nợ xấu được kiểm soát chặt ở mức thấp nhất toàn ngành, riêng lẻ HDBank: 0,93%; hợp nhất với công ty tài chính tiêu dùng: 1,31%. Ngày 5/1, 981 triệu cổ phiếu HDB của HDBank chào sàn HOSE. Cổ phiếu HDB luôn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư với lượng giao dịch lớn mỗi phiên, nhất là khối ngoại với lượng mua ròng lớn. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng từ 21,5% trong ngày đầu chào sàn lên hơn 27%.