Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết tăng chậm lại

So với quý đầu năm tăng trưởng 121%, lợi nhuận khối doanh nghiệp phi tài chính đã "hạ nhiệt" nhưng vẫn tăng trưởng mạnh hơn 86% so với cùng kỳ.

Theo cập nhật của FiinTrade tính đến 31/7, thị trường chứng khoán ghi nhận 674/1.738 doanh nghiệp đang niêm yết/giao dịch đã công bố kết quả kinh doanh hoặc ước tính cho quý II. Số lượng này đại diện cho hơn 86% giá trị vốn hóa toàn thị trường.

Trong đó khối phi tài chính có 622 doanh nghiệp công bố kết quả doanh thu tăng trưởng bình quân 32,2% và lợi nhuận sau thuế tăng 86,4% so với cùng kỳ năm trước. So với con số gần 121% quý đầu năm, tăng trưởng lợi nhuận kỳ này đã giảm đi đáng kể.

Một số ngành có lợi nhuận tăng tốc mạnh bao gồm tài nguyên cơ bản (tăng 338%), viễn thông (tăng 310%), dầu khí (tăng 257%), hàng & dịch vụ công nghiệp (tăng 115%) cũng như hàng cá nhân & gia dụng (111%).

Những ngành có tăng trưởng lợi nhuận chậm lại bao gồm tiện ích, bất động sản, thực phẩm & đồ uống, cũng như hóa chất. Trong khi ngành du lịch & giải trí, ôtô phụ tùng ghi nhận lợi nhuận giảm.

Loi nhuan doanh nghiep,  bao cao kinh doanh quy II,  Tang truong loi nhuan quy II anh 1

Tăng trưởng lợi nhuận khối phi tài chính hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao hơn 86%. Nguồn: FiinTrade.

Khi xét đến các phân ngành nhỏ hơn, FiinTrade nhận thấy sự trở lại mạnh mẽ của nhóm cảng biển và bán lẻ. Trên thị trường, một cổ phiếu thu hút được dòng tiền và nhận được quan tâm của nhà đầu tư trong các tuần gần đây tiêu biểu là GMD, PHP, SGP, HAH (thuộc nhóm cảng biển) và MWG, DGW, FRT (thuộc nhóm bán lẻ).

Một số cổ phiếu có lãi ròng tăng trưởng đột biến khác có thể kể đến như Thép Nam Kim gấp 49 lần cùng kỳ, Masan Group lãi gấp 19 lần và Tổng công ty Than Khoáng Sản có lợi nhuận tăng 14 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Với riêng khối tài chính (ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ tài chính), thu nhập từ hoạt động kinh doanh duy trì tăng mạnh 42%. Tuy nhiên FiinTrade đánh giá lợi nhuận sau thuế tăng chậm lại do gia tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước.

Một số ngân hàng lớn như VietinBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động vẫn tăng trưởng 41% trong quý vừa qua. Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao gấp đôi cùng kỳ khiên lợi nhuận trước thuế quý này giảm 38% xuống 2.790 tỷ đồng.

Tương tự khi lợi nhuận trước thuế quý II của Vietcombank giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính dẫn tới đà suy giảm lợi nhuận quý II của Vietcombank cũng đến từ việc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng gần 75%, kéo lợi nhuận giảm sâu.

Lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản bị bào mòn

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận doanh nghiệp bị bào mòn đáng kể bởi nhiều chi phí tăng cao, gấp 3-4 lần.

Huy Lê

Bạn có thể quan tâm