Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Lời nguyền nhà chọc trời' có thêm nạn nhân mới

Sàn bằng kính trong suốt của phòng quan sát nằm ở tầng 118 tòa nhà Lotte ở thủ đô Seoul (Hàn Quốc) không phải nơi dành cho người yếu tim dù công trình này phá nhiều kỷ lục.

Bloomberg cho hay sau gần 7 năm lên kế hoạch và 3,6 tỷ USD chi phí, tập đoàn lừng danh Hàn Quốc vẫn chưa thể tháo tấm vải phủ tấm biển Lotte World Tower trên công trình. Ngày ra mắt dự kiến của nó vừa bị hoãn lại tới tháng 4. Phòng quan sát sàn kính và hồ bơi cao nhất thế giới không giúp Lotte có được sự thịnh vượng dù họ phải hao tâm tổn trí để dựng nó.

Tuy nhiên, đó không phải điều tồi tệ duy nhất với Lotte, chaebol danh tiếng Hàn Quốc với doanh thu 81 tỷ USD. Dường như tập đoàn này sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của cái gọi là “lời nguyền nhà chọc trời”.

 

Loi nguyen nha choc troi anh 1
Tầng quan sát tại Lotte. Ảnh: Bloomberg.

Người sáng lập 94 tuổi của Lotte và 3 người con đang phải hầu tòa vì cáo buộc tham nhũng.

Trong khi đó, tranh giành quyền lực nội bộ khiến những người thừa kế của Lotte không những từ chối nhìn mặt nhau mà còn coi nhau như kẻ thù. Ngoài ra, Lotte đang là nạn nhân lớn nhất của các hoạt động trả đũa mà Bắc Kinh nhằm vào Hàn Quốc sau khi Seoul cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD trên đất của Lotte.

Andrew Gilholm, phụ trách phân tích về Đông Bắc Á và Trung Quốc Đại lục, cho biết: “Lotte đang chìm trong một cơn bão toàn diện. Đây là tin xấu với Hàn Quốc, vốn đang chìm trong khủng hoảng kinh tế và chính trị”. Bê bối với lãnh đạo Lotte và Samsung là nguyên nhân khiến Tổng thống Park Geun Hye bị phế truất. Người thừa kế tập đoàn Samsung cũng đang bị tạm giữ để điều tra vì cáo buộc đưa hối lộ đổi lấy sự đồng thuận của chính phủ.

Lời nguyền nhà chọc trời

Andrew Lawrence, nhà sáng lập của Oculus Research Asia và Skyscraper Index, cho rằng, mối liên quan giữa các tòa nhà chọc trời với sự khó khăn về kinh tế không phải điều gì đó mới mẻ.

Ở Hàn Quốc, hàng loạt tên tuổi lớn đang dính phải các bê bối, trong đó có vụ hãng vận tải Hanjin Shipping Co. tuyên bố phá sản, hãng sản xuất tàu lớn nhất thế giới Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. báo lỗ năm thứ 4 liên tiếp. Và đó là chưa kể tới vận hạn của Samsung và Lotte.

Emily Dabbs, chuyên gia kinh tế học tại Sydney, nhấn mạnh: “Hàn Quốc chắc chắn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong và ngoài nước. Trong năm tới, chúng ta sẽ thấy một môi trường tăng trường thấp ở Hàn Quốc.

Trở lại với “lời nguyền nhà chọc trời”, tòa nhà Empire State của New York (Mỹ) ra mắt trong thời kỳ Đại suy thoái. Tháp đôi Petronas hoàn thiện trong cuộc Khủng hoảng Tài chính châu Á hay tháp Burj Khalifa của Dubai, tòa nhà cao nhất thế giới, đi vào hoạt động năm 2010 khi thị trường bất động sản sụp đổ. Dường như Lotte World Tower đang ứng với điềm gở tại Hàn Quốc.

Theo dõi các tòa nhà chọc trời từ năm 1999, Lawrence nhận định: “Hầu hết nhà chọc trời được hình thành trong chu kỳ kinh tế tăng trưởng và được hoàn thiện trong thời kỳ suy thoái, tạo áp lực đáng kể cho những công ty xây dựng chúng”.

Mối quan hệ giữa nhà chọc trời và suy thoái kinh tế được Mark Thornton, chuyên gia cấp cao tại Viện nghiên cứu Mises ở Auburn, Alabama, gọi là “lời nguyền nhà chọc trời”.

Tòa tháp 123 tầng của Lotte dường như là nạn nhân tiếp theo. Hôm 20/3, Tập đoàn Lotte bất ngờ thông báo việc khai trương công trình này sẽ được lùi từ ngày 22/3 sang ngày 3/4 vì sự cố thang máy.

Loi nguyen nha choc troi anh 2
Lotte World Tower tại thủ đô Seoul. Ảnh: Bloomberg.

Lotte không tin vào lời nguyền và khẳng định tòa tháp và trung tâm thương mại đi kèm công trình sẽ mang về 10.000 tỷ won lợi ích kinh tế mỗi năm cũng như thu hút 50 triệu người tham quan. Thậm chí, họ còn nói về những tòa nhà chọc trời có tác động mạnh mẽ tới kinh tế địa phương. Lý giải việc hoãn mở cửa, Lotte cho biết họ muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận Hàn Quốc đang trong thời kỳ suy thoái. Bên cạnh bê bối của các tập đoàn lớn, thu nhập hộ gia đình ở quốc gia này cũng chỉ là 0,6%, mức tăng chậm nhất trong nhiều năm qua. Chi tiêu hộ gia đình cũng lần đầu tiên giảm xuống mức 0,5%.

Theo Bloomberg, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc sẽ tăng 2,5% trong năm nay, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2012.

Những phiên tòa xét xử tham nhũng

Sự trừng phạt của Trung Quốc nhằm vào các công ty Hàn Quốc đang làm trầm trọng thêm vấn đề và dễ tổn thương nhất là Tập đoàn Lotte. Cho Mỹ sử dụng sân golf để đặt hệ thống THAAD, 99% cửa hàng của Lotte ở Trung Quốc bị đóng cửa vì cáo buộc liên quan đến an toàn. Nhà máy liên doanh của Lotte ở Thượng Hải cũng bị ngừng sản xuất trong một tháng.

Những gì đang diễn ra đặt Lotte vào cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn bao giờ hết. Ngay tại quê nhà, Lotte cũng đang phải căng mình trước những bê bối. Chủ tịch tập đoàn, ông Shin Dong Bin và 3 thành viên khác trong gia đình đã bị truy tố ngày 20/3 vì hàng loạt tội danh như đưa hối lộ và biển thủ công quỹ.

Trong số các bị cáo còn có Shin Kyuk Ho, nhà sáng lập tập đoàn, người đề cập tới tòa tháp Lotte Word từ hơn 3 thập kỷ trước. Các thành viên của chaebol danh tiếng của Hàn Quốc đều bác bỏ các cáo buộc. Tuy nhiên, phiên tòa kéo dài nhiều tháng, có thể gây nhiều ảnh hưởng tới Lotte.

Hiện tại, phía Hàn Quốc đang tìm kiếm sự giúp đỡ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm chống lại những lệnh trừng phạt từ phía Hàn Quốc. Tuy nhiên, Lotte sẽ không tránh được những tác động trước mắt khi người Trung Quốc khăng khăng muốn trừng phạt vì coi THAAD là mối đe dọa, phá vỡ cân bằng chiến lược khu vực.

10 tập đoàn gia đình nổi tiếng nhất châu Á

Châu Á từ lâu đã nổi danh với những tập đoàn với quy mô khổng lồ, thuộc sở hữu của một gia đình, dòng họ có tiềm lực đáng kể trong nền kinh tế của cả quốc gia.


Chủ tịch Lotte có thể bị bắt vì nghi án tham nhũng

Hôm 26/9, các công tố viên cho biết họ đang xin lệnh bắt đối với chủ tịch tập đoàn lớn thứ 5 Hàn Quốc vì nghi án tham nhũng.

Kim Ngân

Theo Bloomberg

Bạn có thể quan tâm