Lỗi gian dối và nghèo nàn trong phim cổ trang Trung Quốc
Thứ năm, 18/7/2019 09:40 (GMT+7)
09:40 18/7/2019
"Phượng dịch" là tác phẩm cổ trang do Hà Hoằng San và Từ Chính Khê đóng chính. Phim chỉ nhận được 4,6 điểm chất lượng do mắc nhiều lỗi hậu kỳ.
Phượng dịch là tác phẩm cổ trang kể về tình yêu của nàng cung nữ Diệp Ngưng Chi (Hà Hoằng San) và võ tướng Ngụy Quảng (Từ Chính Khê). Điểm thu hút của phim chính là sự xinh đẹp của Hà Hoằng San và khả năng diễn xuất của Từ Chính Khê. Nam diễn viên là nghệ sĩ quen mặt với khán giả qua các phim Ba thiên kim nhà họ Hạ, Cao thủ như lâm, Nhân sinh nếu như lần đầu gặp gỡ... Tài năng nhưng anh chưa có cơ hội bật lên. Vai nam chính Ngụy Quảng của Từ Chính Khê trong phim được nhận xét có tạo hình cổ trang đẹp, tính cách hấp dẫn. Trong khi đó, Hà Hoằng San gây ấn tượng với vai diễn Mai tần Bạch Nhị Cơ trong Hậu cung Như Ý truyện.
Tuy nhiên, ngay từ khi trailer ra mắt, bộ phim đã bị đánh giá có nội dung cũ và nhân vật không có nhiều nét đặc sắc. Đặc biệt, phim mắc nhiều lỗi hậu kỳ khiến khán giả khó tính phải khó chịu. Hiện trên trang đánh giá Douban, phim nhận được 4,6 điểm, với 37% khán giả cho một sao.
Trong cảnh quay Diệp Ngưng Chi đẩy xe đi cứu Ngụy Quảng, một nhân viên hậu trường đã lọt vào khung hình.
Lỗi này lặp lại nhiều lần cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của đoàn làm phim.
Một lỗi khác thường thấy trong phim cổ trang kiếm hiệp là việc lộ diễn viên đóng thế. Trong hình là người đóng thay Từ Chính Khê. Đạo diễn phim Tam quốc diễn nghĩa từng chia sẻ: "Ngày đó chúng tôi quay mỗi cảnh đều rất dụng tâm, mong muốn khán giả qua ngôn ngữ điện ảnh có thể sống trong mỗi cảnh phim. Hiện nay, dù kỹ thuật hiện đại hơn, nhưng sao khán giả vẫn yêu thích những bộ phim ngày xưa. Vấn đề chính là ở cái tâm người làm phim".
Ngày nay, để rút ngắn thời gian quay phim, các đạo diễn thường chuẩn bị nhiều diễn viên phụ để quay các cảnh nguy hiểm hoặc phía xa. Nhưng vì vậy rất dễ để lộ lỗi phim.
Một lỗi khác là các đạo cụ hiện đại dễ dàng bị phát hiện. Trung Quốc cổ đại nổi tiếng với việc dùng lỗ mộng để đóng đồ vật. Nhưng chiếc xe của Diệp Nhưng Chi đầy những chiếc đinh.
Một chú ngựa giả trong trận chiến bị phát hiện.
Trong một cảnh quay khác, chiếc roi đánh được để bên cạnh hai diễn viên.
Đặc biệt là cảnh quay nam nữ chính Diệp Ngưng Chi và Ngụy Quảng ngắm trăng trên đỉnh núi, đạo diễn muốn làm tăng cảm giác lãng mạn nên để vạt áo của cả hai bay phấp phới. Nhưng họ lại dùng thanh nẹp để cố định trang phục khiến cảnh quay trở nên hài hước.
Chiếc túi thay đổi dù chỉ trải qua một khoảnh khắc, là những chi tiết nhỏ nhưng thể hiện sự thiếu tinh tế, chuyên nghiệp của đoàn phim. Đó là lý do khán giả thường ca ngợi các tác phẩm kinh điển cũ không chỉ bởi lớp đạo diễn tài năng mà diễn viên đóng hết mình.
Một chiếc áo dùng đi dùng lại suốt 16 năm trên sóng TVB, đệm được dùng thay bình phong, việc ghép mặt diễn viên lộ liễu đã biến không ít tác phẩm truyền hình trở thành trò cười.
"Tây Du Ký 1986" là bộ phim kinh điển của truyền hình Trung Quốc. Sản xuất trong thời kỳ kỹ xảo còn thô sơ, phim không tránh khỏi những hạt sạn, nhưng vẫn được khán giả yêu thích.