Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Lời giải cho hàng công tuyển Tây Ban Nha

“Thiếu vắng thứ ta thường thiếu: Bàn thắng”, đó là câu mở đầu của tay bút Hector Martinez trên tờ AS sáng hôm sau trận Tây Ban Nha hòa Thụy Điển 0-0.

Bình luận

Trận hòa ấy lại càng khiến người ta cảm thấy khó hiểu hơn về một Tây Ban Nha có lúc cầm bóng hơn 80% thời gian. Có lời giải nào cho một Tây Ban Nha câm nín như thế hay không?

Tay Ban Nha anh 1

Tiền nhiều để làm gì nếu như không sử dụng tiền một cách hiệu quả và ý nghĩa (ít nhất là với bản thân mình) nhất? Câu hỏi ấy cũng tương tự như hoàn cảnh của nhà cựu vô địch Euro, cựu vô địch World Cup - đội tuyển Tây Ban Nha. Cầm bóng nhiều để làm gì? Cơ hội nhiều để làm gì khi mà các anh không biết dứt điểm?

Tay Ban Nha anh 2

Tiền đạo Morata bỏ lỡ nhiều cơ hội trong trận đấu. Ảnh: Reuters.

Hàng công thất vọng

Có vài ý kiến thất vọng cùng cực với Alvaro Morata sau những pha bỏ lỡ đáng trách trước khung thành Thụy Điển. Nhưng có lẽ, những người trách Morata ít theo dõi anh ấy thi đấu. Ở CLB, anh ta cũng là vua bỏ lỡ. Số bàn thắng Morata ghi được có khi không bằng một phần tư số lần anh ta việt vị.

Trước Thụy Điển chơi lùi sâu với sơ đồ 4-4-1-1 và vị trí trung bình suốt trận của cầu thủ chơi cao nhất phía họ là Isak thường chỉ cách vạch giữa sân khoảng 10 m, Tây Ban Nha coi như “một mình một mâm”, muốn làm gì thì làm. Nhưng ở hoàn cảnh thoải mái với bóng như thế, người Tây Ban Nha đã làm được gì?

Họ dàn xếp bóng cực hay. Bóng được luân chuyển nhanh, điều chuyển hướng bất ngờ một cách liên tục bằng cách dàn xếp phối hợp bên phải (hoặc ngược lại) rồi sau đó chuyển hướng đột ngột sang phía đối diện. Để rồi từ hướng đó, các đường chuyền xẻ sắc bén sẽ được nhắm đến 2 vị trí của Alba (Olmo) hoặc Llorente (Ferran Torres) để họ cắm sâu xuống đáy biên và trả ngược ra.

Kiểu đánh này, nếu có tiền đạo hay, đảm bảo đối thủ nào cũng “nát người” vì Tây Ban Nha. Nhưng phí phạm thay, ở trong họ lại chỉ có một Morata và Sarabia “cùi bắp”.

Trong khi đó, Thụy Điển có đúng 4 pha dứt điểm. Nhưng cả 4 pha ấy của Thụy Điển đều đủ để khiến Tây Ban Nha hú hồn. Và thực tế trên sân cho thấy trong 5 tiền đạo của cả hai đội chơi trên sân (và 5 tiền đạo khác nữa vào thay người), Alexander Isak của Thụy Điển mới là người chơi hay nhất. Nếu Isak mang quốc tịch Tây Ban Nha có lẽ đêm qua Thụy Điển phải thua ít nhất 3 quả.

Và chuyện tiền đạo Tây Ban Nha không biết ghi bàn đã được nhắc lại liên tục sau trận cầu ấy, với một chuỗi lịch sử kéo dài từ nhiều thập niên chứ không chỉ ở trận cầu vừa rồi. Điều gì đã xảy ra với các tiền đạo Tây Ban Nha, nhất là khi nền bóng đá ấy có một hệ thống đào tạo trẻ thuộc diện khủng?

Nếu lục lại danh sách các cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử đội tuyển quốc gia (ĐTQG) Tây Ban Nha, chúng ta sẽ nhận thấy trong top 10 có đến 2 trung vệ là Ramos và Hierro. Đó là một điểm khá lạ lùng so với các nền bóng đá khác, các ĐTQG khác, nơi mà 10 cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho ĐTQG luôn là tiền đạo hoặc tiền vệ tấn công.

Còn nếu nhìn vào danh sách tất cả cầu thủ ghi bàn nhiều nhất ở La Liga, chúng ta vẫn thấy những cái tên Tây Ban Nha ở đó, từ Zarra cho tới “Pichichi” Moreno, từ Raul cho tới David Villa. Và những cái tên như Raul, Villa đều được đánh giá là các tiền đạo hàng đầu trên thế giới. Điều gì khiến họ sáng loà ở CLB, nhưng lại nhạt nhoà ở ĐTQG? Quả là nghịch lý.

Tay Ban Nha anh 3

Hàng công thiếu hiệu quả. Ảnh: Reuters.

Đi tìm nguyên nhân

Thực tế, có một thứ có thể lý giải cho tình trạng ấy, dù lý giải này chỉ mang tính suy luận và nặng chủ quan. Nhưng ít ra, lúc này, khi chưa có những đánh giá chuyên môn một cách sâu sắc và kỹ lưỡng nhất, lý giải này cũng có vẻ có lý của nó. Đó là thuộc tính văn hóa của người Tây Ban Nha, một thuộc tính đã ăn vào máu, và nó trở nên đậm đầy trong mỗi thứ họ làm, kể cả là trong bóng đá.

Người Tây Ban Nha có một môn rất nổi tiếng là đấu bò. Nhắc đến trường đấu, chúng ta nhiều người sẽ nghĩ đến những gladiator của thời cổ đại, những kẻ đối diện nhau đánh đến chết thì thôi hoặc đối diện mãnh thú như sư tử, hổ… và đánh cược mạng sống của mình trước móng vuốt hung dữ vào một cú đòn quyết định.

Nhưng ở môn đấu bò lại khác. Người đấu sĩ (matador) không rút kiếm đâm gục con bò tót lực lưỡng mà trước đó, anh ta cùng đồng đội thay nhau vờn nó. Những cú vờn ấy nặng tính trình diễn màu mè như một vũ điệu. Đó cũng chính là thứ hấp dẫn của môn đấu bò.

Nói về môn đấu bò và tính trình diễn của nó cũng chỉ để lấy đó làm minh chứng cho một thuộc tính rất Tây Ban Nha, một thuộc tính không phân biệt dù đó là người ở xứ tự trị nào. Đó là người Tây Ban Nha thích lễ hội, thích màu sắc, thích trình diễn.

Nghĩ đến người Tây Ban Nha, nhiều người sẽ nghĩ đến con chim Thiên đường, khi mà chim đực có điệu múa kỳ vĩ, kỳ công, kỳ diệu để làm say mê con chim cái. Và có hay không, cái thuộc tính màu mè đến chi tiết ấy đã ngấm vào máu của bóng đá Tây Ban Nha để ĐTQG của họ luôn dàn xếp đẹp, nhưng dứt điểm lại không hiệu quả?

Nếu nhìn lại lịch sử bóng đá Tây Ban Nha, chúng ta sẽ thấy cực hiếm tiền đạo nào của họ chơi theo kiểu uy lực, thực dụng. Thay vào đó, cách họ đưa bóng vào lưới luôn nhẹ nhàng, như thể một tác phẩm trình diễn. Cái lối ưa dàn xếp, bày biện ấy cũng đi vào La Liga một cách tự nhiên và dẫn tới việc các chân sút thượng thặng ở La Liga nhiều năm qua thường đến từ quốc gia khác, văn hóa khác với quan điểm: “bụp được là bụp luôn, bày vẽ nhiều mất sức, phí cơ hội”.

Bởi vậy, có thể nói, Tây Ban Nha luôn đào tạo ra những tiền vệ hay, những hậu vệ giỏi nhưng lại sản sinh ra những tiền đạo hoa mỹ thay vì hiệu dụng. Ở Liga, với một thuộc tính chung về “bày biện”, có thể các tiền đạo Tây Ban Nha sẽ ghi bàn đều đặn, nhưng khi đối diện các đối thủ đến từ các nền bóng đá khác, với tập quán khác, các tiền đạo Tây Ban Nha lại bỏ lỡ cơ hội chỉ vì đề cao trình diễn hơn hiệu quả cuối cùng.

Điểm lại những trận chung kết Champions League mà Barca và Real đã đăng quang, chúng ta cũng thấy rõ hơn việc tiền đạo Tây Ban Nha lập công là hiếm hoi. Và nếu như có người Tây Ban Nha lập công trong các trận đấu ấy, thường lại là các cá nhân đá ở các vị trí đề cao hiệu quả như Ramos là một điển hình.

Có hay chăng một Tây Ban Nha lại như năm 2010, khi mà tiền đạo của họ vô dụng, chỉ vờn con bò tót như múa biểu diễn và người đâm nhát kiếm cuối cùng là các cầu thủ tuyến dưới, để đưa đội bóng lên đỉnh cao cuối cùng?

Trả lời câu hỏi ấy bây giờ là sớm. Chỉ cần biết, trước trận gặp Thụy Điển, Luis Enrique có nói một câu “tôi không muốn tặng quà cho đối thủ” và Tây Ban Nha muốn đi xa, họ phải nhớ bỏ lỡ cơ hội ghi bàn cũng chính là tặng quà cho địch thủ của mình.

Video Tây Ban Nha - Thụy Điển: Thủ môn cứu thua ở phút 90 Robin Olsen cản phá cú đánh đầu cận thành của Gerard Moreno, giúp tuyển Thụy Điển hòa 0-0 trước Tây Ban Nha ở trận ra quân bảng E Euro 2020.

Giroud có lý do để than phiền

Nội bộ tuyển Pháp xuất hiện sự rạn nứt trước trận mở màn vòng bảng Euro 2020 gặp tuyển Đức lúc 2h ngày 16/6 (giờ Việt Nam).

'Một điểm trước Pháp là thành công cho tuyển Đức'

Nhà báo Stephan Uersfeld nhận định tuyển Đức cần phải giành được kết quả có lợi ngay ở trận ra quân gặp tuyển Pháp.

Hà Quang Minh

Bạn có thể quan tâm