Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Loạt cổ phiếu bị cấm giao dịch phiên sáng

ngày 23/5, cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, IBC của Apax Holdings và một loạt mã khác sẽ bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch.

Đây là quyết định vừa được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) ban hành. Cụ thể, cổ phiếu HBC chỉ được giao dịch trong phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận kể từ 23/5.

Quyết định này được đưa ra do Xây dựng Hòa Bình chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với quy định. Đồng thời, cổ phiếu HBC tiếp tục bị giữ ở diện kiểm soát do chậm nộp BCTC năm đã được kiểm toán trong 2 năm liên tiếp (2021 và 2022).

Ngoài Xây dựng Hòa Bình, HoSE cũng đưa hàng loạt mã cổ phiếu từ kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch với lý do tương tự.

Theo đó, cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Apax Holdings (mã: IBC), cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (mã: HPX), cổ phiếu Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt (Mã: TVB), cổ phiếu Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (mã: AGM) và cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ (mã: TTB) đồng loạt nhận quyết định vào diện hạn chế giao dịch của HoSE kể từ 23/5.

Theo quy chế giao dịch chứng khoán, hạn chế giao dịch là mức phạt nặng thứ ba đối với một cổ phiếu niêm yết. Hai mức phạt cao hơn là tạm ngừng giao dịch và đình chỉ giao dịch.

XAY DUNG HOA BINH,  Apax Holdings anh 1

Diễn biến giá cổ phiếu HBC của Hòa Bình trong thời gian gần đây. Ảnh: Tradingview.

Trong văn bản gửi HoSE cách đây một tuần, lãnh đạo Xây dựng Hòa Bình cho biết trong khoảng thời gian vừa qua, công tác quản trị nội bộ của HBC đã phát sinh một số vấn đề khiến công ty chưa hoàn thiện báo cáo tài chính theo đúng hạn.

Cụ thể, công ty phát sinh lục đục nội bộ vào cuối năm ngoái liên quan việc tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải và hoãn thi hành bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú làm Chủ tịch thay thế.

Khi những tranh cãi chưa có hồi kết, Xây dựng Hòa Bình đã nhận được Quyết định thi hành án chủ động số 1561 của Cục trưởng Cục thi hành án dân sự TP.HCM. Với quyết định này, ông Lê Viết Hải tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình và là người đại diện pháp luật của công ty đến khi vụ việc được giải quyết bằng quyết định hay phán quyết của Hội đồng Trọng tài thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Sau đó không lâu, 2/4 thành viên thuộc nhóm ông Phú từ nhiệm chức danh thành viên HĐQT là ông Nguyễn Công Phú và ông Albert Atoine. Tiếp đến, ông Lê Quốc Duy (thuộc nhóm ông Phú) cũng từ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc.

Mới đây, ông Duy đã bán toàn bộ 24.086 cổ phiếu HBC trong khoảng thời gian 24/4-12/5, theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn. Mục đích để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.

Một nguyên nhân nữa khiến cho công ty chậm nộp báo cáo tài chính là tình hình thị trường bất động sản và tài chính biến động, hàng loạt công trình ngưng thi công dẫn đến việc xác nhận khối lượng và giá trị hoàn thành từ chủ đầu tư gặp khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến vấn đề thanh toán - quyết toán.

Lãnh đạo HBC cho biết sẽ thực hiện công bố thông tin BCTC kiểm toán 2022 chậm nhất là ngày 30/05. Đồng thời, công ty cũng sẽ thực hiện công bố báo cáo thường niên năm 2022 theo quy định.

Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình bị đưa vào diện kiểm soát

Cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình bị HoSE đưa vào diện kiểm soát do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán trong 2 năm liên tiếp.

Xây dựng Hòa Bình lùi họp đại hội cổ đông 2 tháng

Sau "nội chiến", Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho biết cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho đại hội. Công ty này cũng chưa công bố báo cáo tài chính năm 2022.

Xây dựng Hòa Bình xin hoãn nộp báo cáo tài chính sau 'nội chiến'

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) vừa có văn bản xin Ủy ban chứng khoán xem xét gia hạn công bố thông tin Báo cáo tài chính năm 2022 chậm nhất đến ngày 12/5/2023.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm