Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Loạt cây kơ nia cổ thụ chục người ôm mới xuể trong rừng Phú Quốc

Trong lõi rừng của Vườn Quốc gia Phú Quốc (Kiên Giang), nhiều cây kơ nia cổ thụ có đường kính gốc khoảng 5 m, tuổi đời hàng trăm năm.

Cay ko nia anh 1

Vườn Quốc gia Phú Quốc rộng 29.596 héc ta, có hệ sinh thái rất đa dạng. Vườn được phân chia thành 3 phân khu chức năng gồm: Bảo vệ nghiêm ngặt, Phục hồi sinh thái và Hành chính - dịch vụ. Khu vực rừng bảo vệ nghiêm ngặt có hệ sinh thái đặc trưng với những cây gỗ tán cao hàng trăm năm tuổi.

Cay ko nia anh 2

Diện tích toàn Vườn Quốc gia Phú Quốc trải rộng trên địa bàn 6 xã của TP Phú Quốc gồm: Cửa Dương, Bãi Thơm, Gành Dầu, Hàm Ninh, Cửa Cạn và Dương Tơ. Dọc trong vườn có những con đường đất đỏ để cán bộ kiểm lâm di chuyển, thực hiện công tác quản lý, trông coi rừng.

Cay ko nia anh 3

Trong đó, loạt cá thể cây kơ nia được xem là biểu tượng cho sự cao lớn, vững chãi của vùng rừng. Theo một cán bộ kiểm lâm, rừng có nhiều cây kơ nia hàng trăm năm tuổi.

Cay ko nia anh 4

Những cây cây kơ nia cổ thụ thường có tán lá rộng gấp nhiều lần những cây khác có chiều cao tương đương.

Cay ko nia anh 5

Trong đó, loạt cá thể cây kơ nia được xem là biểu tượng cho sự cao lớn, vững chãi của vùng rừng. Theo một cán bộ kiểm lâm, rừng có nhiều cây kơ nia hàng trăm năm tuổi, kích thước lớn khoảng 8 người ôm mới xuể.

Cay ko nia anh 6

Trải qua hàng trăm năm, thân cây kơ nia cổ thụ bị xẻ dọc và mục gần hết phần lõi. Tuy nhiên, cây vẫn sinh trưởng bình thường nhờ những mảnh thân phía ngoài và những cụm rễ khỏe mạnh, phát triển tốt.

Cay ko nia anh 7

Một cây kơ nia cổ thụ với nhiều nốt gù trên thân cây. Cây nằm ngay lối đi nhỏ dẫn vào lõi rừng Vườn Quốc gia Phú Quốc nên người qua lại rất dễ nhận thấy.

Cay ko nia anh 8

Cận cảnh một cây kơ nia có kích thước "khủng" trong vùng lõi rừng Vườn Quốc gia Phú Quốc, thuộc địa bàn xã Gành Dầu.

Cay ko nia anh 9

Phía dưới cành lá của những cây kơ nia cổ thụ chi chít những thực vật sống bám.

Cay ko nia anh 10

Bảng giới thiệu thông tin về Vườn Quốc gia Phú Quốc được đặt trong vùng lõi rừng. Rừng ở Phú Quốc có 3 hệ sinh thái đặc trưng gồm: Ngập mặn, Tràm úng phèn và thường xanh rụng lá cây họ dầu.

Cay ko nia anh 11

Ba hệ sinh thái này phân chia thành 9 sinh cảnh gồm: Rừng cây họ dầu, rừng thường xanh cây họ dầu, rừng thứ sinh ven biển, rừng tràm, truông nhum, rừng khô hạn núi đá, rừng cây bụi, trảng tranh, rừng ngập mặn và tràm thưa.

Cay ko nia anh 12

Một cây họ dầu cổ thụ bị đổ gãy trong rừng. "Đây là điều đáng tiếc vì những cây hàng trăm năm tuổi trong rừng luôn là tài nguyên quý giá. Nguyên nhân cây đổ có thể do gió giật mạnh", một cán bộ kiểm lâm nói.

Cay ko nia anh 13

Cũng theo cán bộ kiểm lâm này, tình trạng cây gãy đổ, nghiêng ngả trong những cánh rừng già không riêng tại Vườn Quốc gia Phú Quốc vẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên trong chừng mực, nếu lực lượng kiểm lâm nắm trước tình trạng già yếu của cây sẽ có một số giải pháp nghiệp vụ để chống đỡ.

Cay ko nia anh 14

Vườn Quốc gia Phú Quốc hiện được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây được xem là "lá phổi xanh" của hòn đảo ngọc tươi đẹp, để duy trì phát triển bền vững trong tương lai.

Cay ko nia anh 15

Vị trí Vườn Quốc gia Phú Quốc. Ảnh: Google Maps.

Sách chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường

The Climate Book - Thunberg đã viết cuốn sách này với niềm tin mãnh liệt của tuổi trẻ và tính bộc trực của một nhà hoạt động, điều giúp cuốn sách trở nên tươi mới. Thông qua đó, Greta đã chia sẻ nhiều câu chuyện riêng về việc cô nhìn thấy thế giới đã bị xói mòn như thế nào, màu xanh cỏ cây dần bị mai một ra sao và đã bao lâu con người không nhận thức được điều đó.

Cuốn sách được tờ The Guardian đánh giá là một lời kêu gọi mạnh mẽ nhưng chưa có sức nặng về giải pháp cho các vấn đề khí hậu.

Cảnh hoang hóa tại cảng biển quốc tế ở Phú Quốc

Hơn 1 năm từ khi ngừng hoạt động, Cảng quốc tế An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang) vẫn chưa có đơn vị khai thác mới. Hiện trạng cảng biển này xuống cấp, hoang hóa.

Hoàng Giám - Hoàng Thuấn

Bạn có thể quan tâm