Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Loại bỏ người có tham vọng quyền lực khỏi Quốc hội

"Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực", ông Phạm Minh Chính - Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương cho hay.

Sáng 2/2, Hội nghị toàn quốc quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị, triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra tại Hà Nội. 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là sự kiện chính trị quan trọng, đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý, dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.

"Đây là cơ hội để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và HĐND các cấp", Tổng bí thư nói.

Theo Tổng bí thư, hội nghị lần này quán triệt tinh thần đổi mới cả về tư duy, tổ chức và hoạt động của cả hệ thống chính trị để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị - 

Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương. Ảnh: Công Khanh.

Trình bày hướng dẫn về công tác nhân sự đại biểu, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị - Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, người ứng cử đại biểu Quốc hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn được đề ra theo Điều 22 của Luật tổ chức Quốc hội như "trung thành với Tổ quốc và hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Người ứng cử ĐBQH còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh, chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác...

Ông Chính cũng khẳng định: "Không giới thiệu, đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra, có dấu hiệu vi phạm".

Những người đứng đầu các cơ quan tổ chức đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết, hoặc có vấn đề chính trị chưa được kết luận cũng không được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 5/1961, nữ sinh từ tháng 5/1966. 

Công bố kết quả bầu cử sau 20 ngày

Ngày bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là Chủ nhật - 22/5/2016.

Hội đồng Bầu cử Quốc gia gồm 21 thành viên gồm 1 chủ tịch, 4 phó chủ tịch (Phó chủ tịch nước, Phó thủ thướng, Phó chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam) và 16 thành viên hội đồng. 

Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội cho biết, 20 ngày sau khi bầu cử, kết quả sẽ được công bố. Người trúng cử sẽ được cấp giấy chứng nhận tư cách đại biểu Quốc hội do Ủy ban Bầu cử Quốc gia cấp.

Không để người có biểu hiện giàu nhanh lọt vào Trung ương

Sau bốn ngày làm việc, hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc chiều 7/5.

Công Khanh

Bạn có thể quan tâm