Xã hội
Ảnh & Video
Lính vất vả tuần tra mốc giới cao nhất Việt Nam
- Thứ bảy, 28/6/2014 20:54 (GMT+7)
- 20:54 28/6/2014
Cột mốc 79 ở độ cao 2.965 m do đồn Biên phòng Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu quản lý. Những người lính đi bộ tuần tra nhiều ngày vất vả mới đến nơi.
|
Một buổi hành trình tuần tra hai mốc giới 42 (cao thứ 2 Việt Nam, 2.880 m) do đồn biên phòng Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè (Lai Châu) quản lý và mốc giới 79 (cao nhất Việt Nam) (2.965m) của đồn biên phòng Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Những cột mốc này đều nằm trên đường biên giới đã phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc.
|
|
Những người lính biên phòng phải đi bộ nhiều ngày đường mới có thể tuần tra hết đường biên mà đơn vị mình quản lý. Để đến được mốc giới 42 họ phải đi 3 ngày đêm vượt nhiều ngọn núi, khe suối hết sức nguy hiểm. |
|
Có những con dốc cao ngất phải đi hết 4 tiếng đồng hồ mới qua được. Có những đoạn đường 10 km mà không thấy một con suối nào, những người lính phải nhịn khát để vượt qua. |
|
Và khi phải đi qua một con suối nước chảy xiết có thể nguy hiểm đến tính mạng người lính bởi bất cứ lúc nào, lũ rừng có thể về cuốn trôi tất cả. |
|
Hoặc có những nơi chênh vênh bên mép vực. |
|
Nhiệt độ ở vùng biên giới có khi xuống dưới 1 độ C. Những cơn mưa rừng bất chợt khiến cho cái lạnh cắt da cắt thịt còn các anh lính phải mang theo lốp cao su để nhóm lửa hong khô quần áo và chống chọi với cái lạnh. |
|
Bữa cơm tối trong rừng sâu ướt nhẹp bởi sương đêm. Một lần tuần tra, bộ đội phải ngủ rừng ít nhất 3 đêm. |
|
Địa hình chia cắt là một đặc thù của biên giới Lai Châu. Những người lính đa số còn rất trẻ nhưng họ thuộc như lòng bàn tay từng gốc cây, hòn đá trong rừng "nhà" bởi họ sinh ra, lớn lên trên những bản làng biên cương. |
|
Hình ảnh lãng mạn trên đường tuần tra như trong một bài hát hay một câu thơ quen. |
|
Chào cột mốc!
|
Lai Châu
Biên Phòng
Lai Châu
biên giới
bộ đội
cột mốc