Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên kết tìm giải pháp phát triển đột phá kinh tế biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương liên kết, tìm giải pháp đột phá về kinh tế biển, thúc đẩy vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ phát triển nhanh, bền vững.

Ngày 5/2, tại Bình Định, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng, với chủ đề “Liên kết - Đột phá từ kinh tế biển - Phát triển nhanh và bền vững”.

Xuc tien dau tu anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã thảo luận nêu bật các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ; chương trình, hành động và giải pháp đột phá để liên kết vùng, tạo đột phá về kinh tế biển, thúc đẩy khu vực này phát triển nhanh và bền vững.

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt vấn đề vì sao vùng chưa phát triển ngang tầm tiềm năng, cơ hội, lợi thế về con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa - lịch sử, thu nhập bình quân đầu người so cả nước còn thấp.

"Chúng ta phải suy nghĩ tại sao chưa phát triển xứng tầm? Cái gì là đột phá để tạo sự phát triển?. Vấn đề là phải chọn trọng tâm, trọng điểm, chọn một vài việc để đột phá.Việt Nam đã chọn ba đột phá chiến lược để phát triển, do đó Vùng phải thực hiện ba đột phá chiến lược, nhưng phải chọn 'đột phá trong đột phá' để phát triển nhanh và bền vững nhất đối với khu vực", Thủ tướng nói, đồng thời chỉ rõ vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, đối ngoại và quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế..., đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển.

Trên cơ sở phân tích, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành và 14 địa phương trong Vùng phải lấy thực tiễn làm thước đo; có tư duy, phương pháp luận; phát huy tính tự lực, tự cường; đổi mới sáng tạo, gắn với phát huy lịch sử văn hóa, ý chí của người miền Trung; huy động, tập trung nguồn lực phát triển có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả, nhất là hợp tác công tư; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, nguồn lực, động lực, mục tiêu của sự phát triển...

Xác định công tác quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn, chiến lược, vừa phát huy tiềm năng, thế mạnh, vừa khắc phục hạn chế. Hình thành các cụm liên kết ngành liên tỉnh, liên vùng gắn với các trung tâm kinh tế biển mạnh. Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng trọng yếu (giao thông, năng lượng, công nghệ số, đô thị, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, dịch vụ…).

Xuc tien dau tu anh 2

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi gắn bó với vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Ảnh: Minh Hoàng.

Thủ tướng lưu ý chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế biển, tập trung cho ba động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu). Cơ cấu lại ngành công nghiệp, quy hoạch hợp lý để phân bố không gian công nghiệp theo các hành lang kinh tế ven biển gắn với các cảng biển..

Phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển thủy sản thành ngành sản xuất chiến lược, hiện đại, bền vững, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển; hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá...

Tại hội nghị, các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ công bố các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư vào Vùng, bao gồm các dự án hạ tầng khu công nghiệp; đầu tư xây dựng càng biển; điện gió và công nghiệp sản xuất cánh quạt, thân trụ điện gió; hạ tầng, nhất là các tuyến đường bộ cao tốc và sân bay; các dự án phát triển du lịch, logistics...

Dịp này, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương chứng kiến lễ trao thỏa thuận hợp tác về phát triển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; trao giấy chứng nhận đầu tư, chấp thuận đầu tư, biên bản ghi nhớ đầu tư giữa các Bộ, tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với các đối tác, doanh nghiệp.

Theo Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, xây dựng Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là vùng phát triển năng động, nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển; có kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Bình Định ký hợp tác đầu tư dự án điện gió ngoài khơi 4,6 tỷ USD

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Đức, lãnh đạo Bình Định đã ký kết ghi nhớ hợp tác với Công ty PNE AG về dự án điện gió ngoài khơi có tổng vốn hơn 4,6 tỷ USD.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm