Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên Hợp Quốc lại đối mặt thế giới chia rẽ sau 75 năm

Được lập ra sau Thế chiến II để phòng ngừa xung đột tương lai, Liên Hợp Quốc lại gặp phải một thế giới phân cực, suy thoái kinh tế và các xung đột khu vực giữa lúc kỷ niệm 75 năm.

Liên Hợp Quốc kỷ niệm tròn 75 năm trên thực tế là vào ngày 26/6, với một buổi lễ gọn nhẹ do ảnh hưởng của đại dịch virus corona.

Tuần này, bắt đầu phiên họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ là một lần nữa kỷ niệm 75 năm. Sẽ có một tuyên bố về 75 năm Liên Hợp Quốc, được đại diện tất cả quốc gia thành viên chấp thuận, đôi khi có những đàm phán gay gắt.

Sau đó, đại diện từ hơn 180 nước dự kiến có các diễn văn được ghi hình trước kéo dài ba phút.

Dù bị chỉ trích vì ra nhiều tuyên bố và đạt ít kết quả trong sứ mệnh hàng đầu là bảo đảm hòa bình thế giới, Liên Hợp Quốc vẫn là nơi mà toàn bộ nước thành viên có thể gặp gỡ, trao đổi, theo AP.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, trả lời phỏng vấn hãng tin AP hồi tháng 6, nói thành tựu lớn nhất cho đến nay là giai đoạn dài mà các nước lớn không xung đột lẫn nhau, và tránh được chiến tranh hạt nhân. Thất bại lớn nhất là không thể ngăn các xung đột nhỏ hay xung đột tầm trung.

Ông Guterres nói nhiều người đang mất niềm tin vào các chính phủ, các định chế. Ông cảnh báo sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy đang đe dọa chủ nghĩa đa phương. Ông lên án sự bài ngoại, kỳ thị chủng tộc.

Ông cũng kêu gọi chấp nhận và hoan nghênh mọi tiếng nói đóng góp ở các cấp cao nhất, bao gồm xã hội dân sự, các thành phố, khối tư nhân, người trẻ, và gọi đây là “những tiếng nói thiết yếu để định hình một thế giới mà chúng ta mong muốn”.

lien hop quoc anh 1

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: Reuters.

Tuyên bố kỷ niệm 75 năm Liên Hợp Quốc nhìn lại thành công và thất bại của hơn 7 thập kỷ qua, khen ngợi Liên Hợp Quốc là tổ chức toàn cầu duy nhất mà vẫn “cho nhiều người hy vọng về một thế giới tốt hơn, đem lại tương lai mà chúng ta mong muốn”.

Tuyên bố cho rằng dù qua những giai đoạn căng thẳng, Liên Hợp Quốc vẫn thúc đẩy phi thực dân hóa, tự do, phát triển, nhân quyền, bình đẳng giới, và loại trừ bệnh tật. Liên Hợp Quốc cố gắng đẩy lùi hàng chục cuộc xung đột, cứu mạng hàng trăm nghìn người thông qua hỗ trợ nhân đạo, và giúp hàng triệu trẻ em được giáo dục xứng đáng.

Nói về thất bại, tuyên bố thừa nhận thế giới vẫn còn bất bình đẳng, đói nghèo, xung đột, khủng bố, bất ổn, biến đổi khí hậu và dịch bệnh. Các nước nghèo nhất và ít phát triển nhất đang bị bỏ lại phía sau, và nhiều người phải vượt chặng đường đầy hiểm nguy để di cư.

Richard Gowan, từ viện chính sách Crisis Group, cho biết tuyên bố trên bị yếu đi do Mỹ phản đối ngôn từ mạnh mẽ về biến đổi khí hậu. Đàm phán kéo dài vì Anh và nhiều nước phản đối Trung Quốc cố đưa ngôn từ có lợi cho mình vào.

Để kỷ niệm 75 năm, Liên Hợp Quốc tổ chức “cuộc đối thoại toàn cầu” vào tháng 1 nhằm lấy ý kiến, thông qua thăm dò, khảo sát, trao đổi trực tiếp, để tìm hiểu xem hơn 1 triệu người từ 193 nước thành viên đang nghĩ gì về tương lai.

“Nhiều người đang nghĩ lớn - về việc chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu, không còn phát thải carbon, bảo hiểm y tế toàn dân, chấm dứt phân biệt chủng tộc, và bảo đảm việc ra quyết định sẽ mở hơn và bao trùm hơn”, ông Guterres nói. “Mọi người cũng có mong muốn mãnh liệt về hợp tác quốc tế và đoàn kết, bác bỏ cách tiếp cận dân tộc chủ nghĩa và dân túy đầy chia rẽ”.

Liên Hợp Quốc vẫn nhận được sự ủng hộ. 87% người được hỏi “tin rằng hợp tác toàn cầu là tối quan trọng để đối phó với thách thức ngày nay”, và 74% tin rằng Liên Hợp Quốc có vai trò thiết yếu trong việc đối phó các thách thức.

“Chúng ta đang đứng trước thời khắc 1945 của chính chúng ta”, ông Guterres nói. “Chúng ta phải làm chủ được thời khắc đó. Chúng ta phải đoàn kết như chưa từng có để vượt qua sự nguy cấp hiện nay, để thế giới hoạt động và thịnh vượng trở lại”.

Một số bộ trưởng ASEAN quan ngại về các sự cố nghiêm trọng ở Biển Đông

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa ra tuyên bố chung tối 10/9, khẳng định Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển là cơ sở xử lý các vấn đề ở Biển Đông cũng như đàm phán COC.

Hội đồng Bảo an LHQ bác việc gia hạn cấm vận vũ khí với Iran

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không thông qua đề xuất của Mỹ về gia hạn lệnh cấm bán vũ khí thông thường cho Iran.

Trọng Thuấn

Bạn có thể quan tâm