Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lịch sử gây tranh cãi của quần jeans

Rất lâu trước khi tạo nên sự khác biệt về phong cách giữa thế hệ Millennials và Gen Z, quần jeans denim đã gây tranh cãi trong văn hóa ăn mặc của người Mỹ.

Ngày 7/2, kênh PBS phát hành phim tài liệu Riveted: The History of Jeans tiết lộ câu chuyện chưa kể về quần jeans, loại hàng may mặc mang tính biểu tượng và phổ biến nhất nước Mỹ.

Được tạo thành từ chất liệu denim - vải cứng với những sợi đan chéo có vào thế kỷ 17 ở Pháp, sau đó lan rộng đến Mỹ - quần jeans xuất xứ ở những cánh đồng nô lệ tại đồn điền Nam Carolina và dần trở thành biểu tượng của Woodstock, New York. Phong cách diện quần jeans chắp vá của các tay chơi hippie đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà thiết kế thời trang.

Đối với Anna Lee Strachan và Michael Bicks, đồng biên kịch và đạo diễn Riveted: The History of Jeans, bộ phim là cơ hội giải mã quần jeans về ý tưởng cố định quần bằng đinh tán, cách những chàng cao bồi sử dụng quần jeans, tiết lộ điều đáng ngạc nhiên về ngành công nghiệp kinh doanh quần jeans trị giá hơn 60 tỷ USD...

"Luôn luôn là Marlon Brando, Levi Strauss và cao bồi", Strachan cho biết khi bàn về nguồn gốc của jeans denim, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những cụm từ này. "Tuy nhiên, một khi bạn bắt đầu vén tấm vải và lần theo đường chỉ, bạn sẽ tìm thấy nhiều thứ hay ho khác. Còn điều gì chưa được kể trong câu chuyện denim truyền thống?". Strachan nói thêm.

Denim từng được gọi là "vải da đen"

Trả lời phỏng vấn New York Post, bộ đôi Michael Bicks và Anna Lee Strachan nói từng nghĩ cao bồi được ghi công là nhóm người Mỹ đầu tiên tung hoành trong những chiếc quần jeans, nhưng điều này không thực sự đúng.

Thay vào đó, nô lệ mặc quần jeans và áo yếm được làm từ denim thô cứng mới là đối tượng tiên phong. Trong quá khứ, người ta gọi denim là "vải da đen" vì nó được dùng may quần áo cho tầng lớp lao động thấp, giai cấp nô lệ.

lich su gay tranh cai cua quan jeans anh 1

Không phải dân cao bồi, tầng lớp nô lệ mới là nhóm người đầu tiên mặc quần jeans. Ảnh: Library of Congress.

Màu xanh truyền thống của denim đến từ cây chàm, loại cây nhiệt đới mang tính ôn hòa có nguồn gốc từ vùng Caribbean và Tây Phi - nơi đa số đàn ông và phụ nữ đều làm nô lệ.

Chuyên gia về denim Evan Morrison giải thích trong Riveted: The History of Jeans: "Người dân nơi đây đã hướng dẫn chủ đồn điền cách trồng cây chàm. Sau đó, họ quyết định trồng luân canh loại cây này cùng với hoa, thuốc lá và lúa ở miền Nam để tăng lợi nhuận".

Hoàn cảnh ra đời của quần jeans hiện đại

Tuy rất bền và chắc chắn, những sợi chỉ may denim mà Jacob W. Davis sử dụng lại dễ bị rách hoặc đứt.

Jacob W. Davis là thợ may người Mỹ gốc Do Thái làm việc ở Reno, Nevada. Hồi những năm 1870, ông bị một khách hàng nữ phàn nàn rằng chiếc quần của người chồng mũm mĩm cứ bị bung chỉ. Lúc này, Davis chỉ vào những chiếc đinh tán trên bàn và nói: "Tôi nghĩ chúng là giải pháp khắc phục tình trạng quần của chồng chị".

lich su gay tranh cai cua quan jeans anh 2

Sử dụng đinh tán bằng đồng để cố định các đường nối trên vải denim là chìa khóa thành công của Jacob W. Davis và Levi Strauss. Ảnh: Shutterstock.

Sau khi Davis tìm cách củng cố đường khâu trên vải denim bằng đinh tán, cửa hàng nhỏ bé của ông bỗng dưng tấp nập người mua. Rất nhiều khách hàng ưa chuộng thiết kế quần thông minh của Davis và gọi ông là "người có công phát minh ra quần jeans hiện đại".

Tuy nhiên, do lượng hàng ngày càng quá tải, Davis đã tìm đến nhà cung cấp vải thô Levi Strauss ở San Francisco để hợp tác và đăng ký bản quyền thương hiệu. Ông bày tỏ ý tưởng dùng đinh tán đóng vào các mép túi quần và phía dưới của đỉa quần để giữ thắt lưng. Và từ đó, quần jeans không chỉ bền hơn, chắc hơn mà còn có điểm nhấn mang tính thời trang nhờ những chiếc đinh tán.

Phụ nữ bắt đầu mặc quần jeans

Theo New York Post, cho đến những năm 1930, phụ nữ da trắng giàu có vẫn chưa xem quần jeans là loại trang phục đáng mặc. Nhưng suy nghĩ đó đã thay đổi trong thời kỳ đại khủng hoảng.

Cuộc sống dân dã của tầng lớp lao động nghèo bắt đầu được giới thượng lưu quan tâm. Nhà làm phim Anna Lee Strachan nói: "Người giàu từ Connecticut hoặc Rhode Island dành hàng tuần, thậm chí hàng tháng sống tại những cánh đồng để trải nghiệm cuộc sống mới mẻ hơn. Vì muốn hóa thân thành cao bồi, họ phải mặc quần jeans".

Biển quảng cáo, cửa hàng bán quần jeans như quà lưu niệm dần xuất hiện. Cùng với việc Hollywood thịnh hành trào lưu làm phim về cao bồi miền Tây nước Mỹ, những người chăn bò mặc quần jeans đã biến chiếc "quần công nhân" trở thành trang phục được yêu thích, dẫn đến sự ra đời những thương hiệu nổi tiếng Levi's, Lee và Wrangler.

lich su gay tranh cai cua quan jeans anh 3

Từ chỗ ghẻ lạnh, phụ nữ bắt đầu chuộng mặc quần jeans còn hơn cả quý ông. Ảnh: Pinterest.

Các kiểu quần jeans cho nữ như jeans thêu, jeans vẩy sơn, jeans thổ cẩm... ra đời sau nhưng có sự phát triển vượt bậc. Thiết kế ôm sát được kết hợp giữa denim với các chất liệu co giãn tạo nên sự thoải mái cho người mặc.

Chiến dịch "làm sạch" quần jeans

Những năm 1950, quần jeans len lỏi vào mọi ngõ ngách của văn hóa Mỹ. Từ lớp thanh niên trẻ gầy nhom chạy trên con xe đạp cũ kỹ đến những kẻ sống ngoài vòng pháp luật, quần jeans vẫn là thứ định nghĩa nên con người họ.

Tuy nhiên, phụ huynh cảm thấy lo lắng khi quần jeans xuất hiện trong các bộ phim. Khoác lên mình chiếc áo biker da phối cùng quần bò bụi bặm và đội mũ lưỡi trai, vai diễn gã trai Johnny Strabler nổi loạn, ương ngạnh do Mardon Brando đóng trong bộ phim The Wild One (1953) bị các bậc cha mẹ coi là hình ảnh đại diện cho lối sống sai.

Nhiều bậc cha mẹ phản đối phát hành The Wild One, cũng như cấm tuyệt con cái sử dụng quần jeans. Trước tình hình này, các hãng đã bắt tay nhau thực hiện chiến dịch "làm sạch" hình ảnh quần jeans trong mắt công chúng.

"Họ nhắc lại những huyền thoại của denim như Christopher Columbus, những chàng cao bồi, đại loại thế", Michael Bicks nói trong Riveted: The History of Jeans. Ông cho biết đầu những năm 1960, tổ chức bảo vệ thời trang denim đã cung cấp trang phục cho đội tình nguyện viên của Đoàn Hòa bình như một nỗ lực để khôi phục hình ảnh.

Rapper Lil Uzi Vert bị quản chế 3 năm vì hành hung tình cũ

Hành vi bạo lực của Lil Uzi Vert xuất phát từ lòng ghen tuông. Anh được cho là đã nghi ngờ bạn gái qua lại với rapper Saint Jhn.

Nữ diễn viên bị rạn hộp sọ sau tai nạn sân khấu

Heather McDonald phải hủy bỏ các buổi diễn sau tai nạn nghiêm trọng. Cô hứa sớm tái ngộ khán giả.

Rihanna sẽ tổ chức lễ cưới sau khi sinh con

Lễ cưới của tỷ phú 35 tuổi và bạn trai sẽ diễn ra ở Barbados. Đây là nơi gắn kết họ lại với nhau.

Quốc Minh

Bạn có thể quan tâm