Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Libya - một năm không có Gaddafi

Một năm sau cái chết của Đại tá Gaddafi, đất nước Libya bị cầm tù bởi mâu thuẫn bộ lạc và đang đi theo con đường tan rã của Somalia.

Libya - một năm không có Gaddafi

Một năm sau cái chết của Đại tá Gaddafi, đất nước Libya bị cầm tù bởi mâu thuẫn bộ lạc và đang đi theo con đường tan rã của Somalia.

Hồn ma của Gaddafi nghĩ gì khi thấy đất nước Libya bị chia năm, xẻ bảy?

Đại tá Muammar Gaddafi, người từng cầm quyền ở Libya 42 năm liền, đã bị giết hại vào ngày 20/10/2011 ở gần thành phố quê hương Sirte.Theo dữ liệu của Human Rights Watch, Muammar Gaddafi đã bị chết không phải do vụ không kích của lực lượng NATO như thông báo chính thức. Ông Gaddafi đã bị bắt giữ, đã trải qua sự tra tấn đau đớn và nhục nhã. Và sau đó đã bị những người nổi dậy giết chết cùng với con trai của ông và mấy chục người ủng hộ ông.

Có cả một giả thuyết về cái chết của Đại tá Gaddafi liên quan đến "dấu vết người Pháp". Kẻ giết hại có thể là người Libya được huấn luyện ở Pháp, nhưng đã hành động mà không có hướng dẫn trực tiếp từ Paris. Theo giả thuyết này, Đại tá Gaddafi đã bị giết hại vì người ta sợ rằng ông có thể tiết lộ những bí mật về nguồn tài trợ chiến dịch bầu cử Tổng thống Pháp vào năm 2007. Một loạt các sự kiện sau cái chết của ông Gaddafi khẳng định điều đó.

Chiến binh quân nổi dậy Omran Ben Shaaban, người đã tìm thấy nơi nhà lãnh đạo Libya bị thương đang trú ẩn sau vụ không kích, đã chết do sự tra tấn sau khi bị những người ủng hộ Gaddafi bắt giữ. Một số phiến quân tham gia bắt giữ và giết hại Muammar Gaddafi cũng đã chết một cách đầy bí ẩn.Chính quyền mới của Libya không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để điều tra các vụ đó. Và sau cái chết của Đại sứ Mỹ tại Libya, mọi người đã thấy rõ rằng trên thực tế, chính quyền mới không thể kiểm soát tình hình trong nước.

Chuyên viên Sergey Demidenko từ Viện Nghiên cứu Chiến lược nói: “Dù hiện nay Libya có quốc hội và chính phủ, nhưng các cơ chế đó đều không ổn định. Không thể nói rằng cơ cấu mới đang kiểm soát đất nước hoặc sẽ kiểm soát trong tương lai gần. Libya bị cầm tù bởi yếu tố bộ lạc. Yếu tố này đã tăng cường sau sự sụp đổ của chế độ Gaddafi, và bây giờ có ảnh hưởng lớn nhất đến các cơ chế của đất nước. Sự đối đầu giữa những bộ lạc khác nhau, những liên minh bộ lạc là đặc trưng của nước Libya mới. Chính quyền sống theo sơ đồ hình thức, còn đất nước lại theo cách hoàn toàn khác”.Ông Sergey Demidenko cho rằng tình hình ở Libya có thể diễn biến theo kịch bản Somalia - sự tan rã của đất nước.

Trong nước vẫn tiếp tục những hành động chống chính quyền trung ương. Thành trì của phe đối lập Bani Walid bị pháo kích. Vào tuần này, tại một số thành phố khác đã bùng nổ những cuộc nổi dậy dưới khẩu hiệu thân Gaddafi.Hiện nay, nhân dân Libya bị chia rẽ hơn bao giờ hết. Đó là ý kiến của cựu đại sứ Nga tại Libya Aleksey Podtserob, chuyên viên của Viện Nghiên cứu Đông phương.

Ông Podtserob nói: “Tất nhiên, rất nhiều điều đã thay đổi. Nhưng, tôi không thể nói rằng, đó là những thay đổi tích cực. Một năm trước đây ở Lybia đã bắt đầu giai đoạn phức tạp nhất trong 40 năm qua. Và giai đoạn này vẫn tiếp tục”.Có ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng những người ủng hộ Muammar Gaddafi muốn lôi cuốn ban lãnh đạo mới vào cuộc chiến du kích. Và đó sẽ là cách đáp trả “cuộc lùng giết phù thủy” đang lan tràn trong nước. Mọi người không làm vừa lòng chính quyền mới đều bị liệt vào danh sách những người ủng hộ nhà lãnh đạo bị lật đổ.

Chính quyền mới độc tài không kém chế độ Muammar Gaddafi. Tuy nhiên, các nhà tài trợ nước ngoài từng giúp lật đổ nhà độc tài không còn quan tâm đến điều đó. Bây giờ ở trọng tâm chú ý của họ là Syria và mục tiêu chính là lật đổ Bashar al-Assad.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm