Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lễ Vu lan ở chùa nghệ sĩ Sài Gòn

Nhiều nghệ sĩ đã tìm đến ngôi chùa đặc biệt ở TP HCM để biểu diễn các tiết mục nghệ thuật nhân ngày rằm tháng bảy, sáng 17/8.

chua nghe si anh 1
Nằm khuất trong một con đường nhỏ thuộc phường 11, quận Gò Vấp là chùa nghệ sĩ - nơi an nghỉ của hàng trăm nghệ sĩ cải lương Việt Nam qua nhiều thập kỷ. Sáng 17/8, rất đông người dân cùng các nghệ sĩ đến đây thăm viếng nhân dịp rằm tháng bảy.
chua nghe si anh 2
Họa sĩ Hoàng Bi, người làm công quả ở chùa hơn chục năm đang dọn dẹp để chuẩn bị đón tiếp khách.
chua nghe si anh 3
Bé Tường Như được mẹ cho đến chùa sớm. Em được đeo bông lên ngực và thắp hương. Mẹ bé cho biết mỗi màu hoa đều có một ý nghĩa, màu đỏ là còn cả cha mẹ, màu hồng là mất cha mẹ, còn màu trắng là đã mất toàn bộ người thân.
chua nghe si anh 4
Những bình nước trà đá miễn phí được bày khắp nơi trong khuôn viên chùa.
chua nghe si anh 5
Trong ngày lễ này, cơm chay được nhà chùa làm miễn phí cho khách viếng. Cứ mỗi bàn đủ 10 người là mâm cơm sẽ được mang ra.
chua nghe si anh 6
Hai bà Hoàng Thị Bé - Hoàng Thị Nhé từ Tây Ninh bắt xe sớm lên TP HCM vào chùa dự lễ. Các bà cho biết lý do chọn chùa Nhựt Quang vì ngoài thắp hương còn muốn xem các nghệ sĩ biểu diễn.
chua nghe si anh 7
Nghệ sĩ Lê Phú trong vai Bao Công tự trang điểm cho tiết mục của mình. Anh chia sẻ: "Mỗi năm anh đều tới chùa biểu diễn, thấy bà con vui mình cũng hạnh phúc vì đó như một hành động tri ân với nghề".
chua nghe si anh 8

Mỗi năm một lần, các tiết mục đều nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.

chua nghe si anh 9
Nhiều du khách thập phương vì hết chỗ nên phải đứng xem từ phía cửa sổ.
chua nghe si anh 10
Những món quà cho mọi người cùng câu chuyện về chữ hiếu, về tình yêu thương...
chua nghe si anh 11
Đã có những giọt nước mắt cảm động...
chua nghe si anh 12
Dịp Vu lan năm nào các nghệ sĩ cũng hội tụ và cống hiến những vai diễn của mình cho khán giả. Với họ, đây cũng là dịp để tri ân với tổ nghề.
chua nghe si anh 13
Nghệ sĩ hài Lí Lắc ngồi lặng lẽ ở một góc sân chùa. Ông vừa bị ngã chấn thương chân khi đang dọn sân chùa. Mỗi năm đến dịp này ông có nhiều bạn bè đến thăm hỏi, trò chuyện.
chua nghe si anh 14
Khuôn viên phía sau chùa là nơi an nghỉ của hàng trăm nghệ sĩ cải lương. Nhiều nghệ sĩ có danh tiếng, cũng như những người chẳng mấy ai biết đến nhưng đã âm thầm cống hiến cho sân khấu nhiều năm, được an táng tại đây sau khi qua đời. Tại nơi an nghỉ của nam diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nhiều người tò mò dừng chân lại rất lâu.
chua nghe si anh 15
Ca sĩ cải lương Yến Thanh đã làm công quả trong chùa vài năm, và thường xuyên lui tới chùa để thắp hương. Thần tượng của cô là nghệ sĩ Phùng Há và Thanh Nga.
chua nghe si anh 16
Nữ nghệ sĩ Cẩm Như lặng lẽ thắp hương cho phần mộ của từng người. Cô tâm sự: "Mỗi lần tới đây là mỗi lần xúc động, vì những nghệ sĩ đã khuất là nền móng để nghệ thuật ngày nay phát triển đồng thời là tấm gương để giới trẻ noi theo".
chua nghe si anh 17
Lễ Vu lan mang ý nghĩ lớn là báo ân cha mẹ, đồng thời còn bao hàm ý nghĩa tìm về cội nguồn. Tư tưởng ấy hoàn toàn phù hợp với tư duy của người Việt Nam: "Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Năm 1958,nghệ sĩ cải lương Phùng Há vận động hội Ái hữu nghệ sĩ mua mảnh đất lớn tại quận Gò Vấp, TP HCM để xây nơi an nghỉ cho các đồng nghiệp. Nhưng mãi đến năm 1970, ông bầu Xuân gánh hát Dạ Lý Hương mới bỏ hơn 100 cây vàng mua lại am thờ của bầu Năm Công và xây dựng Nhựt Quang Tự. Hiện nay tại chùa có hơn chục nghệ sĩ già cùng các phật tử làm công quả phụ giúp.

Mỗi dịp lễ Vu Lan các nghệ sĩ từ khắp nơi lại về chùa thăm viếng và biểu diễn từ thiện cho các bà con và du khách thập phương.

Hoàng Việt - Hải An

Bạn có thể quan tâm