Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa 400 năm ở đảo Lý Sơn

Suốt 400 năm qua, các tộc họ huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) bảo tồn lễ thức dân gian tri ân bậc tiền nhân ví như "Bảo tàng sống" về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

'Cột mốc sống' về chủ quyền biển đảo giữa lòng dân Lý Sơn Xuyên suốt nhiều thế kỷ, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được bảo tồn ví như "cột mốc sống" về chủ quyền trong lòng dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).



Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 1
 Sáng 20/4, các tộc họ ở đảo Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở đình làng An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn). Theo các Bộ Chính sử triều Nguyễn, đội Hoàng Sa hoạt động liên tiếp từ thế kỷ 17 đầu thời chúa Nguyễn, đến giữa thế kỷ 19 sang đến thời Tây Sơn, với những cai đội nổi tiếng như Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú, Hội Nghĩa hầu Võ Văn Khiết. Sang thời nhà Nguyễn, ngay từ thời Gia Long đã sai Phạm Quang Ảnh làm Cai đội Hoàng Sa tuyển chọn các binh phu đi Hoàng Sa và Trường Sa dựng bia chủ quyền, lập miếu, đo đạc thủy trình, lập bản đồ...

Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 2
 Suốt 400 năm qua, lễ hội này được bảo tồn sống động trong lòng dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 3
 Đã thành lệ, vào tháng 3 âm lịch hàng năm, các tộc họ trên đảo Lý Sơn tự nguyện góp tiền, lương thực, thực phẩm cùng tổ chức lễ tri ân công đức hùng binh Hoàng Sa. Hai con lợn, 11 gà trống (5 con đặt vào mô hình khinh thuyền Hoàng Sa), gạo, muối được chuẩn bị.

Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 4
“Thầy Pháp” (trong lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa) ném gạo phù phép gọi quân binh Hải đội Hoàng Sa về phát lương thảo, trấn an tinh thần. 

Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 5
Trong tiếng chiêng, trống giục vang lên từng hồi dài như tiếng kèn xung trận, thanh niên các tộc họ rước thuyền từ đình làng xuống biển. 
Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 6
Ông Võ Chú (84 tuổi, ngụ xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn), là thế hệ thứ 4 trong dòng tộc thổi ốc U vào mỗi dịp Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. 

Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 7
Sau phần lễ, những mô hình khinh thuyền (thuyền buồm nhẹ) cùng hình nhân thế mạng được thả xuống biển tưởng niệm đội hùng binh Hoàng Sa thuở xưa mở cõi.
Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 8
Năm 2013, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch trao bằng công nhận là di sản phi vật thể quốc gia. 


Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 9
"Lễ khao lề là ngày hội lớn không chỉ riêng Quảng Ngãi mà từ lâu đã thấm sâu vào lòng người dân mọi miền đất nước. Đây là dịp khơi dậy ý thức người dân bảo vệ chủ quyền lãnh hải tổ quốc trên các quần đảo thiêng liêng", ông Lê Văn Ninh, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn nói. 
Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 10
 Trong khuôn khổ Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, các tộc họ tổ chức lễ đua thuyền truyền thống "Long, Lân, Quy, Phụng" tri ân công đức tổ tiên từng giong buồm ra biển đông cắm cột mốc khẳng định chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 
Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 11
Từ lâu, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được người dân, du khách biết đến như là "bảo tàng sống" liên quan trực tiếp về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 12
Tượng đài Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở trung tâm huyện đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách.

Le khao le the linh Hoang Sa o huyen dao Ly Son anh 13
 Huyện đảo Lý Sơn có diện tích vỏn vẹn 10 km2 nhưng có hàng chục di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh liên quan trực tiếp và gián tiếp đến Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa. Trong ảnh là nhà thờ Chánh đội trưởng thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật. Ông có công lớn trong việc xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. 

Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, nguyên giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, cho hay huyện đảo Lý Sơn ví như bảo tàng sống động về lịch sử chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa”.

Theo ông Vũ, hệ thống nhà thờ đội hùng binh Hoàng Sa, các tư liệu quý Hán Nôm...Những câu chuyện kể, ca dao, hoành phi, liễn đối hiện hữu ở các đình làng... còn in đậm hình ảnh về Hải đội Hoàng Sa...

Di sản Văn hóa phi vật thể dày đặc, trong đó Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tổ chức tháng 3 âm lịch hằng năm ở các tộc họ trên huyện đảo Lý Sơn. Đây là lễ hội độc đáo đậm chất văn hóa biển đảo - "bằng chứng sống" chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm