Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lao động Philippines sập bẫy buôn người vì ‘Giấc mơ Mỹ’

Mỗi lao động Philippines phải chi 5.000 USD để đến Nga hoặc Thổ Nhĩ Kỳ kèm theo lời hứa cấp thị thực đến Mỹ nhưng tất cả chỉ là lừa dối.

Theo một viên chức phụ trách lao động thuộc cơ quan lãnh sự Philippines ở Hong Kong, lao động Philippines theo đuổi “Giấc mơ Mỹ” đã bị những kẻ buôn người lợi dụng để bán họ sang Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Nga, nơi họ bị bỏ lại cùng với hy vọng tan biến.

“Những kẻ buôn người sử dụng Mỹ để thu hút các nạn nhân. Họ nói với những người Philippines rằng sẽ dễ dàng hơn để có thị thực sang Mỹ nếu họ làm việc ở Nga trước. Những người Philippines nhìn vào Mỹ như một điểm đến hấp dẫn”, Jalilo Dela Torre, đại diện cấp cao Bộ Lao động và Việc làm Philippines đang hỗ trợ cho 190.000 người Philippines nói với SCMP.

Dela Torre cho biết thêm những người tuyển dụng ở Hong Kong hứa hẹn với họ rằng công việc đang chờ đợi họ nhưng khi đến nơi, họ mới biết thực sự đó là một lời dối trá. “Khi đến được Nga, họ thường phải tự tìm công việc và con đường đến Mỹ càng trở nên xa vời”, Dela Torre nói.

Mặc dù có mạng lưới buôn người hoạt động ở các địa điểm khác nhau, bao gồm cả các đơn vị ở Hong Kong, Dela Torre cho biết có vài trường hợp hoạt động đơn lẻ bay từ Nga đến Hong Kong tuyển dụng và đưa người trực tiếp sang Nga. Người lao động phải trả chi phí khoảng 40.000 đôla Hong Kong (khoảng 5.096 USD), gấp 8 lần mức lương tối thiểu của lao động phổ thông tại đây, khoảng 4.410 đôla Hong Kong/tháng (khoảng 561 USD).

Giac mo My anh 1
Hàng nghìn lao động Philippines sập bẫy buôn người vì giấc mơ Mỹ. Ảnh: Alamy Stock Photo.

Một khi người lao động đến được Moscow, những người môi giới lập tức biến mất để họ bơ vơ giữa xứ người. Nhiều người tự tìm việc làm một mình, thường thì mất từ 6 tháng đến một năm. Khoảng 5.000 người Philippines đang ở Nga, Dela Torre cho biết. Một chiến lược tương tự cũng đang được sử dụng để thu hút các công nhân Philippines ở Hong Kong đến các địa điểm khác như Thổ Nhĩ Kỳ.

Lao động như nô lệ tại Mỹ

Trước đó, SCMP cũng đăng bài về câu chuyện khác của lao động Philippines tại Mỹ cho thấy ngay cả khi đến được “Giấc mơ Mỹ”, người lao động Philippines phải chịu đựng các hình thức lạm dụng khác nhau. Một phát ngôn viên Tổng lãnh sự quán Philippines tại Los Angeles cho biết họ mở rộng tất cả hỗ trợ pháp lý và lãnh sự đối với những người Philippines sập bẫy buôn người nhưng không thể đưa ra con số.

Người phát ngôn này cho biết chính phủ Philippines cam kết bảo vệ người dân khỏi vấn nạn buôn người. Liên quan đến vấn đề lao động Philippines và các quốc gia khác bị lạm dụng như nô lệ, các nhà ngoại giao và tổ chức quốc tế ở Mỹ nói rằng lãnh sự quán không thể bình luận về điều đó.

Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Philippines tại Washington DC không đưa ra ý kiến cụ thể về vấn đề lao động Philippines bị lạm dụng tại Mỹ. Tuy nhiên, ông cho biết Manila tiếp tục tăng cường và cải thiện các chính sách quốc gia và cơ chế chống nạn buôn người.

Giac mo My anh 2
Avelino Reloj, một nạn nhân của nạn buôn người. Ảnh: SCMP.

Philippines là quốc gia Đông Nam Á xếp hạng Tier-1, mức cao nhất trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2017 về nạn buôn người. Ở Mỹ, một số thành phố như Houston, bang Texas và Los Angeles, bang California đã thành lập lực lượng đặc nhiệm chống nạn buôn người.

Archana Kotecha, Giám đốc phòng pháp chế tại Hong Kong của Liberty Asia, một tổ chức phi lợi nhuận chống nạn buôn người, chỉ ra nhiều lỗ hổng về pháp lý cho phép mọi người di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Các vấn đề như vậy nên được giải quyết ở cả nước gửi và nhận.

Bà Kotecha nói Philippines nên cung cấp định hướng cho lao động trước khi xuất ngoại, bao gồm giáo dục về đất nước đích đến, quyền của người lao động và cách họ có thể tiếp cận sự trợ giúp. Ngoài ra, chính phủ cần hành động có hệ thống chống lại các cơ sở tuyển dụng trái phép.

Kotecha cho biết thêm cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa nước gửi và nhận lao động, bao gồm chia sẻ dữ liệu và kiểm tra tài sản. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ nên chủ động trong việc kiểm tra lao động, đặc biệt là trong các ngành dễ bị tổn thương.

Hong Kong đã phát động kế hoạch hành động chống nạn buôn người từ thành phố Cảng Thơm. Thành phố này 2 năm liên tiếp xếp hạng Tier-2 của Bộ Ngoại giao Mỹ, được mô tả như một điểm đến và điểm quá cảnh cho nạn buôn người.

Những người ủng hộ chiến dịch từ lâu đã kêu gọi xây dựng đạo luật chống buôn người nhưng chính quyền thành phố nhiều lần nói rằng “vấn đề này không phổ biến ở Hong Kong”.

Bức tường tỷ USD chống người nhập cư của TT Trump Các nguyên mẫu của bức tường biên giới Mỹ - Mexico đang được xây dựng. Bức tường được cho là sẽ khiến người nhập cư không thể đục thủng, trèo qua hay đào xuyên qua móng.

Trump: Giấc mơ của người nhập cư đã kết thúc

Tổng thống Donald Trump nói không với thỏa thuận hợp pháp hóa tình trạng của "Những kẻ mộng mơ" nhập cư và cho rằng biên giới Mỹ - Mexico đang ngày càng trở nên nguy hiểm.

'Giấc mơ Mỹ' của người Trung Quốc kẹt trên đảo ở Thái Bình Dương

Lao động Trung Quốc từng kỳ vọng về “giấc mơ Mỹ” đang kẹt trên đảo giữa biển. Họ đối mặt với nguy cơ trắng tay, nợ nần chồng chất khi chủ sử dụng lao động ôm tiền lương bỏ trốn.


Trung Hiếu (theo SCMP)

Bạn có thể quan tâm